image banner
Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

XUẤT XỨ DỰ ÁN

Thông tin chung về dự án

Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 62.177,06 ha. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện Thanh Sơn là của ngõ giữa miền núi, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Nam. Huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D; quốc lộ 70B; 316C; 316D; 317 và 317B, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện.

Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định là : “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất phù hợp theo định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển xã hội với tăng cường quốc phòng và an ninh.Việc chọn chính xác địa điểm xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của nền công nghiệp và sự phát triển chung của các thành phố, thị xã, thị trấn trước mắt và lâu dài.
Sau khi đi khảo sát thực tế và nghiên cứu thị trường nhận thấy khu đất xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn là khu đất phục vụ mục đích nông nghiệp nhưng lại có vị trí thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sử dụng vào mục đích phát triển cụm công nghiệp, sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn khi được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công là doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 2600280063 đăng ký lần đầu ngày 25 tháng 02 năm 2005 và thay đổi lần thứ 13 ngày 10 tháng 09 năm 2023, nhận thấy xã Thắng Sơn có khu đất phục vụ mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng lại có vị trí thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sử dụng vào mục đích phát triển cụm công nghiệp, sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn khi được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Công ty đã đề xuất thực hiện “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định chủ trương đầu tư số 641/QĐ-UBND ngày 28 tháng 03 năm 2023.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ - CP, ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Thành Công đã ký hợp đồng với Công ty TNHH TQB Phú Thọ tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các giai đoạn hoạt động của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Để đánh giá các tác động môi trường từ hoạt động của dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án như sau:
- Xác định tổng thể hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động của dự án.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công
- Địa chỉ liên hệ: Xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ, Tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0978495195
- Người chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan chủ dự án:
Ông: Nguyễn Thành Công    Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc
- Tiến độ thực hiện dự án:
Tháng 11/2022 – tháng 03/2023: Hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, quy hoạch…
Tháng 4/2023 – 02/2024: Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thực hiện dự án, các thủ tục về cấp phép xây dựng, môi trường, giao thông, phòng cháy chữa cháy…
Tháng 03/2024 – tháng 11/2024: khởi công xây dựng dự án, triển khai thi công xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN
Tháng 12/2024: Hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư thứ cấp vào CCN (tháng 12/2025 hoàn thành tỷ lệ lấp đầy 100%)

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Vị trí địa lý của dự án.

Vị trí thực hiện: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công có diện tích 20ha thuộc khu Đa Nghệ xã Thắng sơn, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Vị trí tiếp giáp dự án với các đối tượng tự nhiên xung quanh như sau:
+ Phía Bắc giáp với khu dân cư và đất lâm nghiệp xã Thắng Sơn.
+ Phía Nam giáp với khu đất lâm nghiệp xã Thắng Sơn;
+ Phía Đông giáp với khu đất sản xuất nông nghiệp xã Thắng Sơn;
+ Phía Tây giáp với khu đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp xã Thắng Sơn;
Toạ độ các điểm mốc giới của khu vực dự án được xác định bằng hệ tọa độ VN 2000 thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:500 như sau:
Tọa độ các điểm khép góc khu vực dự án
Mốc giới Tọa độ X(m) Tọa độ Y(m)
1 2333566.5788 554508.8646
2 2333571.0599 554545.5679
3 2333558.9324 554535.7441
4 2333502.9681 554537.6807
5 2333387.0610 554673.7250
6 2333379.6800 554674.7430
7 2333041.9755 554447.9153
8 2333024.6295 554147.9854
9 2333176.4237 554051.1312
10 2333309.2467 553964.0449
11 2333448.1222 554178.8681
12 2333315.0198 554265.1060
13 2333348.2632 554316.4149
14 2333504.6990 554523.6125
15 2333557.2816 554521.6670



Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực dự án:
Khu vực thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” cách thành phố Việt Trì khoảng hơn 40km, cách UBND xã Thắng Sơn khoảng 1,2km, cách khu dân cư gần nhất khoảng 700m
Giao thông trong khu vực có đường huyện lộ ( Nền đường 7,5m, mặt láng nhựa 5m) tương đương đường cấp 6 và các tuyến đường liên xã với tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi, tuyến đường này nối với đường quốc lộ 70B kết nối với các tuyến giao thông quan trọng khác như 32A, Đ­ường Hồ Chí Minh…
Xung quanh CCN không có các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng hay cơ sở sản xuất công nghiệp nào, chỉ có một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa của khu dân cư xung quanh.
* Khu dự trữ sinh quyển, bảo tồn thiên nhiên
Khu vực thực hiện dự án không có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu dự trữ thiên nhiên khác.
Đánh giá thuận lợi của vị trí dự án
Từ các mối tương quan của vị trí thựuc hiện dự án với các đối tượng xung quanh dự án cho thấy, dự án nằm trong vùng trung tâm kinh tế, xã hội khá thuận lợi cho phát triển vì vậy việc đảm bảo xử lý môi trường trong quá trình thi công xây dựng của dự án là hết sức cần thiết.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Khu vực thực hiện dự án bao gồm đất trồng rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa và đất bằng trồng cây khác, đất ở nông thôn.
+ Khu vực thực hiện dự án cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.
Trong phạm vi khu đất quy hoạch có 13 hộ dân bị mất đất ở trong đó có 08 hộ phải tái định cư còn lại 05 hộ chỉ mất một phần nhỏ diện tích không phải tái định cư.
Dự kiến bố trí khu tái định cư nằm phía Tây Bắc khu quy hoạch giáp với đường huyện lộ có diện tích khoảng 5.892,0m2.
Giải phóng mặt bằng thường gây thiệt hại lớn đối với dân cư bị giải phóng, không những chỉ là phí tổn di chuyển mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đời sống lâu dài trước đây cũng như phong tục, tập quán và thói quen.
Đối với dự án này, việc giải phóng mặt bằng đã được chủ dự án làm việc với UBND huyện Thanh Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn để tiến hành xác định hệ số điều chỉnh giá đất, bồi thường cho các hộ dân.
Diện tích trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch là 20ha  bao gồm các loại đất sau:
                                 Hiện trạng sử dụng đất của dự án
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Số TT Loại đất (Theo QHXD) Diện tích Tỷ lệ Đánh giá về đất xây dựng
1 Đất rừng sản suất 8,00 40,00 Thuận lợi cho xây dựng
2 Đất trồng cây lâu năm 4,90 24,50 Thuận lợi cho xây dựng
3 Đất trồng lúa và đất bằng trồng cây khác 6,82 34,10 Thuận lợi cho xây dựng
4 Đất ở nông thôn 0,28 1,40 Không thuận lợi cho xây dựng
Tổng cộng 20,00 100,00
 
* Hiện trạng san nền:
          Khu vực nghiên cứu là khu vực đồi núi kiểu bát úp xen kẽ giữa các ruộng canh tác, độ dốc tự nhiên địa hình từ theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, độ dốc các s­ườn đồi lớn. Cao độ tự nhiên trung bình khoảng + 35,0 m.
* Hiện trạng thoát n­ước m­ưa
     Hiện tại n­ước m­ưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên, một phần tự thấm qua lớp thảm thực vật bề mặt, một phần tự chảy theo địa hình tự nhiên rồi đổ vào Suối Mè nằm ở phía Đông Nam khu quy hoạch.
* Đánh giá hiện trạng CBKT
          Đây là khu vực thuận lợi cho công tác chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật do có địa hình đồi núi, cao độ các đỉnh t­ương đối bằng nhau, các khe diện tích lớn, cao độ ngập lụt cao nhất thấp, do đó khi thiết kế san nền có thể thiết kế ph­ương án san nền theo cấp và cân bằng đào đắp để tận dụng tối đa vật liệu đắp mà không phải khai thác từ nơi khác đến, thuận lợi cho việc thi công san nền.
Hiện tại có suối Mè rất thuận lợi cho việc thiết kế và bố trí cửa xả n­ước cho hệ thống thoát n­ước mư­a. Tuy nhiên do ranh giới cắt một phần suối nên cần được nghiên cứu nắn suối khi triển khai xây dựng.
* Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho Cụm công nghiệp là nguồn điện cấp cho xã Thắng Sơn, và một số xã lân cận của huyện Thanh Sơn.
Hiện trạng có lư­ới 35kV đang sử dụng tuyến dây dẫn nằm trên đường tỉnh lộ 317C cách ranh giới khu quy hoạch khoảng 200m, dự kiến đường dây này sẽ cấp điện cho Cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động.
* Cấp nư­ớc :
          Hiện khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch theo khảo sát sơ bộ nguồn nước tại khu vực sẽ sử dụng nguồn giếng khoan tại chỗ.
* Hiện trạng hệ thống thoát nư­ớc thải.
Hệ thống thoát nư­ớc thải của khu vực hiện chư­a có, nước thải sinh hoạt của các hộ dân chủ yếu được xủ lý qua bể tự hoại rồi tự thấm xuống đất.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án chiếm dụng  6,82m2  đất trồng lúa 2 vụ thuộc yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.
+ Mục tiêu:
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh doanh bất động sản công nghiệp của CCN Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn. Trong đó tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thứ cấp ở các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch, công nghệ hiện đại thân thiện môi trường, công nghiệp nhẹ, công nghiệp cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chính xác, công nghiệp điện, điện tử, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ thu hút dự kiến 5 nhà máy, dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước vào thuê đất, thuê hạ tầng để đầu tư. Giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và của tỉnh Phú Thọ.
+ Quy mô đầu tư xây dựng:
- Quy mô của dự án có tổng diện tích 20 ha, trong đó:
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, Cụm công nghiệp Thắng Sơn sẽ đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật sau:
- Giải phóng mặt bằng, đầu tư san nền cục bộ trong ranh giới quy hoạch.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN trên diện tích 20 ha được quy hoạch để cho thuê đất, thuê hạ tầng đầu tư, xây dựng, nằm trong hệ thống các cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ với các ngành nghề thu hút đầu tư gồm:
+ Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm;
+ Các ngành công nghiệp dệt, may và các ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, nhuộm.
+ Các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, luyện kim và cơ khí lắp ráp;
+ Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khác.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông chính trong dự án
-  Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, tuyến cống thoát nước mặt và trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn bộ CCN.
-  Đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, chiếu sáng.
Các hạng mục công trình kỹ thuật của CCN được xây dựng đảm bảo tính đồng bộ, thẩm mỹ và thuận lợi cho công tác xử lý môi trường.

Đánh giá, dự báo các tác động

Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án:

          + Trong phạm vi khu đất thực hiện dự án có đất thổ cư, không có nhà cửa vật kiến trúc. Do vậy chưa phải tổ chức di dời giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân, cùng như tổ chức bố trí tái định cư. Các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong giai đoạn này có thể xảy ra như:
          - Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án với chủ đầu tư.
          - Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
          - Gia tăng khả năng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm kiếm công việc mới.
          - Ảnh hưởng đến đường dây điện chạy qua khu vực gồm đường dây 22KV chạy trong ranh giới dự án.
          - Ảnh hưởng đến giao thông và các tuyến thoát nước hiện có trong khu vực.
          + Chi tiết các đánh giá tác động môi trường do đền bù giải phóng mặt bằng của dự án được trình bày dưới đây:
Trong giai đoạn tiền thi công (quy hoạch tuyến đường, thiết kế các công trình kênh, đường và giải phóng mặt bằng) dự án có thể gây các tác động tiêu cực. Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn tiền triển khai dự án vì vậy số liệu về đền bù, giải phóng mặt bằng chưa cụ thể. Tuy nhiên Dự án có thể gây ra các tác động tiêu cực sau đây:

Tác động tới sự biến động giá cả đất đai.

Quá trình thi công mở tuyến đường góp phần thuận lợi cho giao thông đi lại được dễ dàng. Về tâm lý nhiều người sẽ mong muốn được di chuyển làm nhà bám sát mặt đường để kinh doanh buôn bán. Như vậy sẽ có sự mua bán chuyển nhượng đất đai ở khu vực ven hai bên đường và yếu tố này sẽ tác động mạnh mẽ làm cho giá cả đất đai có xu hướng gia tăng. Một vấn đề nữa là giá cả đền bù đất đai, nhà cửa,... còn thấp, người dân không muốn phải di dời cũng như thay đổi cuộc sống của họ hiện tại. Dẫn tới sự không hài lòng với người dân bị tác động, dẫn tới nảy sinh nhiều khúc mắc cho người dân, dẫn tới tình trạng giải phóng mặt bằng bị chậm trễ, không kịp tiến độ. Đây cũng là tác động cần quan tâm để giải quyết.

Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật. 

Dự án phải chặt bỏ một lượng cây lâm nghiệp như cây keo, cây bạch đàn, cây ăn quả. Ngoài việc tác động đến kinh tế như đã nêu ở trên, thì việc chặt bỏ cây cối còn ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật của các địa phương lân cận.
Do khu vực dự án chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp, hệ số đa dạng sinh học thấp. Và khi tuyến đường được thi công xong và đưa vào vận hành, chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi về giao thông đi lại của người dân. Do vậy tác động của dự án đến hệ sinh thái tự nhiên đối với khu vực dự án nói chung là không đáng kể. 

Tác động do quá trình chiếm dụng đất nông nghiệp

Quy hoạch dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ  sẽ thu hồi tổng diện tích 48.446,7 m2 đất ruộng, đất trồng cây lâu năm và đất giao thông, thủy lợi, đất xây dựng trụ sở cơ quan, ảnh hưởng đến đất ở và ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân.
Việc thu hồi đất cho Dự án sẽ tác động tiêu cực tới đời sống của các gia đình bị mất đất do các nguyên nhân sau:
+ Không có việc làm dẫn đến thu nhập không ổn định.
+ Phát sinh tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh ảnh hưởng xấu đến người dân xung quanh khu vực Dự án.
+ Nếu công tác đền bù không nhanh và thỏa đáng sẽ làm xáo trộn cuộc sống của các hộ dân.
+ Do mất một phần đất canh tác, khó tìm được nơi có các điều kiện tương tự như nơi ở hiện hữu để duy trì nghề nghiệp.
+ Gặp khó khăn do phải chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang các loại hình công việc khác do một bộ phận lớn người dân chỉ quen với việc làm nông nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Làm giảm nguồn thu nhập hàng năm, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân.
Theo kết quả tham vấn cộng đồng (biên bản tham vấn đính kèm phụ lục) các hộ dân tham gia tham vấn đều ủng hộ việc thực hiện dự án và yêu cầu cơ quan thực hiện GPMB có mức đền bù thỏa đáng, yêu cầu chủ dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công.
Tác động do chiếm dụng kênh mương thủy lợi
Tại khu đất quy hoạch dự án có khoảng 406m kênh nước có chức năng dẫn nước tưới tiêu phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp trong khu vực huyện Thanh Sơn, việc thực hiện dự án, cải tạo tuyến kênh làm gián đoạn khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng xung quanh.
Tuy nhiên, chủ dự án sẽ có biện pháp cải tạo tuyến kênh vào mùa khô và trước thời điểm vào vụ sản xuất để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước cho khu dân cư xung quanh.
Hiện tại, Chủ Dự án đã làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - đơn vị đang khai thác vận hành hệ thống thủy lợi khu vực để cải tạo tuyến kênh mà không ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của nhân dân trong vùng (văn bản tham vấn đính kèm báo cáo).
Tác động đến cột điện trung thế
Việc di dời các công trình công cộng như cột điện trung thế sẽ gây ảnh hưởng tạm thời đến nhu cầu sử dụng điện, chiếu sáng trong và xung quanh khu vực thi công, gián đoạn hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân trên tuyến đường hiện hữu. Tác động này bắt buộc phải xảy ra và các đối tượng bị tác động sẽ phải chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, các tác động này chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn nên cũng không gây ra nhiều khó khăn cho đối tượng bị ảnh hưởng trực tiệp, Chủ dự án sẽ có biện phái khắc phục tình trạng này để hạn chế tối đa tác động đến người dân và các đối tượng nhạy cảm xung quanh khu vực dự án.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Chương trình quản lý môi trường được trên cơ sở tổng hợp kết quả của các chương 1, 3, 4 dưới dạng như sau:

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án

Quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng

Quan trắc chất lượng không khí.
- Vị trí quan trắc:
05 vị trí trong khu vực thực hiện dự án (tại khu vực đầu tuyến, tại km0+177.45, tại km0+510.10, tại km0+992.67 và tại cuối tuyến).
- Tần suất quan trắc: Tần xuất là 03 tháng/lần trong suốt thời gian xây dựng.
- Thông số quan trắc: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tổng bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn, độ rung.
- Tiêu chuẩn so sánh: Theo Quy chuẩn Việt Nam, cụ thể:
+ Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ Quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
Quan trắc chất lượng nước.
- Vị trí quan trắc:
- NM1: 01 điểm tại khu vực thực hiện dự án.
- Tần suất quan trắc: Quan trắc chất lượng nước được tiến hành với tần suất 03 tháng/1lần.
- Các thông số quan trắc: theo quy định của Quy chuẩn Việt Nam, cụ thể:
+ Nước mặt: pH, BOD5, COD, DO, TSS, Cu, Zn, Fe, Pb, tổng dầu mỡ và coliform..
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt.
Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
Giám sát khối lượng, chủng loại CTR và CTNH phát sinh trong hoạt động xây dựng.

Giai đoạn vận hành

* Giám  sát  chất  lượng  nước  thải
+ Quan trắc giám sát định kỳ chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN cụ thể:
- Chỉ tiêu: Lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, tổng N, tổng P, Cadimi, Crom (VI), Sắt, Kẽm, Mangan, Sunfua,  Tổng coliform, clorua, dầu mỡ khoáng.
- Vị trí giám sát: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung.
 - Tần suất giám sát: 03 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
* Giám sát chất lượng không khí.
- Các thông số quan trắc: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát, quan trắc:
+ 4 điểm xung quanh dự án.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
* Các nội dung giám sát khác.
Giám sát xói lở, sụt lún mương thoát nước CCN với tần suất giám sát thường xuyên.

Kinh phí giám sát môi trường.

Kinh phí quan trắc môi trường được lập theo quy định hiện hành.
 

KẾT QUẢ THAM VẤN

Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
Công tác tham vấn ý kiến cộng đồng là một phần trong đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của chương trình tham vấn cộng đồng bao gồm:
- Đảm bảo cấp xã có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện của những người bị ảnh hưởng sẽ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định chấp thuận dự án;
- Chia sẻ toàn bộ thông tin về các hạng mục và hoạt động dự kiến của dự án với người dân bị ảnh hưởng;
- Làm cho các tổ chức, cá nhân ý thức được sự cần thiết của dự án, phát triển dự án cũng như các yêu cầu và mục đích của việc đánh giá tác động môi trường cho dự án;
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng và mối quan tâm của họ tới dự án, đặc biệt là các tác động trực tiếp đến đời sống của cộng đồng;
- Mang lại cơ hội bày tỏ ý và kiến nghị các giải pháp của người dân bị tác động trực tiếp, gián tiếp từ dự án;
- Cải thiện khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với các biện pháp giảm nhẹ mà chủ đầu tư dự án đề xuất;
- Giải quyết các xung đột trong các đề xuất từ phía cộng đồng với các vấn đề về Bảo vệ môi trường;
- Xác nhận được tính hợp lý và hợp pháp đối với các quyết định của chính quyền đáp ứng yêu cầu hợp pháp của người dân, xem xét các đề xuất của cộng đồng và chính quyền địa phương;
- Hiểu được các vấn đề chính mà người dân quan tâm.
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ những nội dung, yêu cầu về việc lập, thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ - CP, ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, ngày 08/10/2022 Ban quản lý dự án đầu tư và dịch vụ công cộng huyện Thanh Sơn đã gửi công văn đến UBND và UBMTTQ xã Thắng Sơn về việc xin ý kiến tham vấn cộng đồng về nội dung báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọtheo đúng mẫu số 04a ban hành kèm theo thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Kết luận.

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”  tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ của  Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công chúng tôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và mức đóng góp cho xã hội. Việc thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh, sản xuất tại cụm công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn con em địa phương, đóng góp vào ngân sách và sự phát triển kinh tế của huyện Thanh Sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
Với sự đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của toàn cụm công nghiệp và sự quản lý chặt chẽ các hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây sẽ góp phần quản lý và bảo vệ môi trường xung quanh.
Báo cáo ĐTM dự án của công ty được lập tạo cơ sở pháp lý cho quá trình vận hành các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của toàn bộ CCN cũng như hoạt động sản xuất của các nhà máy trong cụm công nghiệp tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong quá trình hoạt động của cụm công nghiệp sẽ có các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, để giảm thiểu ô nhiễm và khống chế các tác động xấu đến môi trường ở mức tiêu chuẩn cho phép, Công ty chúng tôi đã thực hiện các biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường. Đồng thời công chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát chất lượng môi trường như được trình bày ở trên và nghiêm chỉnh chấp hành các hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường.
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện các phương án khống chế, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nhằm đảm bảo các thông số ô nhiễm do khí thải, nước thải, bụi, ồn đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Công ty sẽ thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị đầu tư sản xuất tại cụm công nghiệp, yêu cầu các công ty thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải, nước thải, chất thải rắn tới môi trường, cụ thể:
- Yêu cầu phải xử lý khí thải trong quá trình hoạt động, khi phát tán ra môi trường xung quanh luôn đảm bảo quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2013/BTNMT.
- Tiếng ồn, độ rung: Đảm bảo giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT.
- Nước thải sau hệ thống xử lý chung của CCN đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung khu vực.
- Chất thải rắn: Các chất thải rắn nguy hại và thông thường đều được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định. Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển trên địa bàn để định kỳ thu gom chất thải sinh hoạt của cơ sở đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh, không để chất thải phát tán vào môi trường xung quanh.
Đồng thời, thông qua ĐTM này công ty chúng tôi cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cho cụm công nghiệp như sau:
- Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động theo nội dung trong ĐTM, cam kết đảm bảo đạt QCVN về môi trường quy định.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý các trường hợp mà sự cố có thể xẩy ra.

KIẾN NGHỊ

Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công chúng tôi kính đề nghị các cấp quản lý của địa phương, của tỉnh quan tâm, tạo điều kiện để dự án chúng tôi sớm được triển khai thực hiện.
Đề nghị UBND các cấp của tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ công ty chúng tôi thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường CCN.
Kính đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan quản lý liên quan xem xét phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án của chúng tôi.

CAM KẾT

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống sự cố như đã trình bày trong báo cáo đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam.
+ Xử lý nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước khu vực.
+ Xây dựng đúng thiết kế các công trình xử lý môi trường đã cam kết trong báo cáo ĐTM.
- Thực hiện quan trắc và giám sát môi trường định kỳ 3 tháng/lần đối với môi trường tác động. Trong quá trình hoạt động của Nhà máy có sự giám định về chuyên môn, có báo cáo định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ để theo dõi và giám sát.
- Nếu xảy ra sự cố môi trường Công ty chúng tôi sẽ báo cáo ngay tới các cơ quan chức năng đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này để giải quyết khắc phục sự cố hữu hiệu, kịp thời trong thời gian nhanh nhất và sẽ bồi thường khắc phục sự cố.

Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây.

Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ,  xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư Thành Công, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.


Tác giả bài viết: Độ Trần

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trưởng ban biên tập: ông Phạm Văn Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở: Đường Nguyễn Tất Thành , phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.847.911 - Fax: 02103.847.911 - Email: sotnmt@phutho.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Phú Thọ.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 01/GPTTĐT-STTTT ngày 06/01/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ
Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.