Xuất xứ của dự án
Thông tin chung về Dự án
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng nhu cầu về vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi… là rất lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cát phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi,… việc đưa vào khai thác một số mỏ cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là hết sức cần thiết.
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2600520741 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ đăng ký lần đầu ngày 26/3/2009, đăng ký lần 3 ngày 30/8/2012. Trên cơ sở kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng được phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 05/08/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Công ty đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận đầu tư số 7544740866 chứng nhận lần đầu ngày 06/6/2023.
Để xác định rõ phương hướng và các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác nguồn tài nguyên cát làm vật liệu xây dựng thông thường, tính toán khối lượng và chi phí xây dựng cơ bản mỏ cũng như định hướng kỹ thuậtìnhằm khai thác có hiệu quả, tận thu tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản có ích, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng đã lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” áp dụng phương pháp khai thác bằng tàu hút hoặc tàu cuốc để chất tải lên xà lan tự hành vận chuyển đi tiêu thụ được Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ thẩm định và cho ý kiến tại văn bản số 125/SXD- KT&VLXD ngày 10/10/2022. Đây là loại hình dự án đầu tư mới do Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng làm chủ đầu tư, hiện tại Công ty chúng tôi đang thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác mỏ cát theo quy định.
Dự án thuộc Mục 9, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 30 “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, Chủ dự án tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.
Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường dự án.
Thông tin chung về dự án.
Tên dự án.
- Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
- Địa điểm thực hiện dự án: thuộc địa bàn xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiên liên hệ với chủ dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ dự án, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng.
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 11, Khu Núi Trang, Thị Trấn Phong Châu, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
- Ông: Lê Huy Hoàng ; Chức vụ: Giám Đốc
- Nguồn vốn: Sử dụng 100% vốn của Nhà đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Tiến độ góp vốn và huy động vốn: Hoàn thành quý IV năm 2023.
+ Tiến độ thực hiện dự án: Từ quý II năm 2023 – quý IV năm 2023: Thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng, PCCC, môi trường…khởi công xây dựng và hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Vị trí địa lý của dự án
Khu vực khai thác thuộc phường xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ có diện tích 13,51ha nằm trong khung tọa độ được xác định bởi các điểm góc từ 1 đến 6, hệ toạ độ VN2000 kinh tuyến trục 104045’ múi chiếu 30. Chi tiết tọa độ, diện tích và địa điểm các khu khai thác được thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng tọa độ, diện tích khu vực khai thác mỏ
TT |
Hệ VN2000. KTT 104045'. múi chiếu 30 |
Diện tích (ha) |
Địa điểm |
X(m) |
Y(m) |
1 |
2343689.53 |
556708.22 |
13.51 |
xã Tân Phương. huyện Thanh Thủy |
2 |
2343614.77 |
556840.91 |
3 |
2343367.76 |
556735.13 |
4 |
2342890.83 |
556513.21 |
5 |
2342866.10 |
556343.61 |
6 |
2343404.79 |
556564.37 |
Diện tích khai thác được thành tạo do tích tụ dòng chảy của sông Đà, tạo nên bởi các dải cát nằm chìm dưới mặt nước có diện tích hàng trăm héc ta, đôi chỗ có những bãi cát bồi nhô lên cao chạy dài hàng vài trăm mét, đặc biệt vào mùa khô lượng nước sông bị hạ thấp một phần diện tích phía tây tây bắc lộ trên bề mặt, một phần diện tích bị ngập dưới nước, về mùa mưa toàn bộ diện tích ngập dưới nước từ 3-7m. Trong diện tích khai thác, độ cao thay đổi từ +6,5m đến +9,6m tùy từng vị trí.
Ví trí tiếp giáp, xung quanh của khu mỏ như sau:
- Phía Đông Bắc mỏ là hạ lưu của sông Đà cách khu mỏ của Công ty Cổ phần Hoàn Hảo khoảng 20m, cách khu mỏ của Doanh nghiệp tư nhân Xuân Thiều thuộc xã Thạch Đồng khoảng 2,1km, cách vị trí dự kiến xây cầu đường Hồ Chí Minh khoảng 950m.
- Phía Tây Nam là thượng nguồn sông Đà, cách khu du lịch Đảo Ngọc Xanh khoảng 1,05km, cách đường ranh giới giữa xã Tân Phương và thị trấn Thanh Thủy khoảng 155-180m, cách cầu Trung Hà khoảng 7,6km theo tỉnh lộ 316
- Phía Tây Bắc là bờ tả sông Đà cách tỉnh lộ 316 khoảng 250-410m.
- Phía Đông và Đông Nam là bờ hữu sông Đà thuộc địa phận TP. Hà Nội, cách đường ranh giới với TP. Hà Nội khoảng 170-260m.

Vị trí khu vực khai thác
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước khu vực dự án
Đặc điểm địa hình.
Tại thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, khu vực mỏ chưa có hoạt động khai thác khoáng sản. Cát khu vực khai thác được tạo thành do tích tụ dòng chảy của sông Đà, tạo nên bởi các dải cát nằm chìm dưới mặt nước có diện tích hàng trăm héc ta, đôi chỗ có những bãi cát bồi nhô lên cao chạy dài hàng vài trăm mét, đặc biệt vào mùa khô lượng nước sông bị hạ thấp một phần diện tích phía Tây Tây Bắc lộ trên bề mặt, một phần diện tích bị ngập dưới nước, về mùa mưa toàn bộ diện tích ngập dưới nước từ 3-7m. Trong diện tích thăm dò, độ cao thay đổi từ +6,5m đến +9,6m tùy từng vị trí.
Cấu trúc địa chất
Do các thân cát có nguồn gốc bồi tích, phân bố trong tầng phủ độ sâu nhỏ nên cấu trúc địa chất ít ảnh hưởng tới công tác khai thác. Tuy nhiên, trong tầng cát liên kết giữa các lớp kém bền vững, kết hợp với nước mưa và nước lũ từ thượng nguồn dễ tạo lũ quét phá huỷ công trình khai thác.
Tính chất cơ lý các lớp cát
- Tầng trầm tích Đệ tứ chứa cát phân bố trên hầu hết diện tích mỏ, thành phần chủ yếu là cát có giá trị công nghiệp. Chiều dày dao động 4,5-7,6m. Các trầm tích này có nguồn gốc từ quá trình phong hóa của đá gốc do hoạt động của nước mặt được di chuyển, tích tụ, phủ trên bề mặt trầm tích lục nguyên. Tầng cát, có liên kết mềm rời, kém chặt, dễ gây sụt lún dẫn đến sập lở thành công trình.
Theo kết quả phân tích mẫu cơ lý cho thấy:
- Mô đun độ lớn: trung bình 1,51.
- Hàm lượng bùn sét: trung bình 2,03%.
- Độ hút nước: trung bình 2,57%.
- Khối lượng riêng: trung bình 2,65g/cm
3.
- Khối lượng thể tích xốp: trung bình 1,45g/cm
3.
- Khối lượng thể tích chặt: trung bình 1,64g/cm
3.
- Độ lỗ hổng giữa các hạt xốp: trung bình 45,21%.
- Độ lỗ hổng giữa các hạt chặt: trung bình 38,20%.
- Lượng hạt <0,14mm: trung bình 4,52%.
- Lượng hạt >5mm: 0,0%.
Đặc điểm sông, suối.
Khu vực thăm dò chỉ có sông Đà chảy qua theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, lưu lượng phụ thuộc vào các mùa trong năm. Các mương, ngòi nhỏ đổ vào sông Đà trong khu vực thường nhỏ, ít nước. Các hồ nhân tạo được đắp đập ngăn nước cùng hệ thống thuỷ lợi khá dày đặc đã giúp dân địa phương chủ động có nước tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp.
Huyện Thanh Thủy có sông Đà chảy qua, là con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, bắt đầu từ xã Tu Vũ qua các xã Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Bảo Yến, thị trấn Thanh Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc và đổ vào sông Hồng tại xã Hồng Đà. Tổng chiều dài đoạn sông Đà chảy qua huyện Thanh Thủy khoảng 35km, chỗ sông rộng nhất tại xã Xuân Lộc, chỗ hẹp nhất tại xã Phương Mao. Sông Đà đảm nhận công tác tưới tiêu chủ yếu của 15 xã huyện Thanh Thủy, trong các tháng mùa mưa lưu lượng nước khoảng 2.004m
3/giây.
Đặc điểm khu vực mỏ:
Đặc điểm tích tụ cát có cấu tạo nằm ngang hoặc hơi nghiêng, tích tụ dạng kéo dài, hơi vát mỏng về phía bờ và dày hơn về phía lòng sông. Kích thước cụ thể của khu mỏ như sau:
- Chiều dài lớn nhất khoảng hơn 900m;
- Chiều rộng lớn nhất khoảng 180m;
- Chiều dày lớp cát dao động từ 4,0-6,4m.
Hiện trạng hệ thống đê, bờ kè, đường bờ gần khu vực khai thác:
- Vị trí khu vực khai thác mỏ cát của Công ty CP Đèo Cả - Huy Hoàng có khoảng cách từ các điểm khép góc đến đường đê sau khi đã tính toán đảm bảo an toàn đường bờ. Như vậy theo Điều 23 của Luật đê điều quy định hành lang bảo vệ đê là 20m về phía sông thì vị trí khu vực khai thác nằm ngoài hành lang bảo vệ đê.
Hiện trạng các công trình thuỷlợi,cấpnước khu vựcdựán
*
Thủy lợi
Trong hành lang hai bên bờ khu vực khai thác không có trạm bơm thủy lợi.
*
Luồng đường thủy nội địa trên sông Hồng
Khu vực khai thác tiếp giáp luồng đường thủy trên sông Đà. Khu vực bãi nổi hiện đang có xu hướng bồi về phía thượng lưu (địa phận tỉnh Phú Thọ) do đó các phương tiện đường thủy chủ yếu lưu thông trên luồng đường thủy tiếp giáp phía Đông Nam khu vực dự án. Theo khảo sát, hiện nay tuyến luồng đang có xu hướng xâm thực về phía Tây, tiến dần vào ranh giới khu vực khai thác do đó có thể tiếp cận khu vực khai thác bằng đường thủy trên sông Đà. Khu vực từ vị trí thực hiện dự án đến luồng giao thông gần nhất từ 100-150m.
*
Công trình cấp nước
Kết quả khảo sát về hiện trạng sử dụng nguồn nước sông Đà gần khu vực khai thác cho thấy trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện nay có 02 công trình khai thác nước sông Đà phục vụ cấp nước sạch cho khu vực là: Xí nghiệp cấp nước Trung Nghĩa và Xí nghiệp cấp nước Thanh Thủy thuộc Công ty CP Cấp nước Phú Thọ.
Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Khoảng cáchtừdựántớikhudâncư
Trong ranh giới khu vực khai thác không có dân cư sinh sống. Ngoài khu vực trên, dân cư sinh sống tập trung theo các thôn, gần khu vực Dự án có các khu dân cư sau:
- Khu dân cư xã Sơn Đà (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội): khoảng cách từ hộ dân gần nhất đến ranh giới khu vực khai thác khoảng 4000 m về phía Đông Nam;
- Khu dân cư xã Tân Phương: Khoảng cách từ hộ dân gần nhất đến ranh giới khu vực khai thác khoảng 250 m về phía Tây Nam;
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh. Đời sống kinh tế và văn hoá tương đối cao. Các hệ thống điện đường, trường trạm hoàn thiện.
Mối tương quan vị trí thực hiện dự án với các đối tượng xung quanh:
* Đặc điểm mạng lưới giao thông: Gần khu vực khai thác có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi.
- Đối với đường bộ: Hệ thống giao thông trong khu vực khai thác rất thuận lợi. Cách khu mỏ khoảng 250-410m theo hướng tây bắc là tỉnh lộ 316. cách cầu Trung Hà khoảng 7,6km về hướng tây nam theo tỉnh lộ 316. Các hệ thống đường trải cấp phối hoặc nhựa và hệ thống đường liên xã đi lại rất thuận tiện. Các bến đò, phà qua lại hai bên bờ sông thuận lợi
- Đối với đường thủy: Đường thuỷ có sông Đà được xếp vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa loại III, tàu bè đi lại dễ dàng theo mùa nước lớn. Trong khu vực khai thác không có đền chùa, khu di tích lịch sử, khu du lịch và không có diện tích dành cho Quốc phòng, An ninh.
* Đặc điểm sông suối:
- Khu vực khai thác chỉ có sông Đà chảy qua theo hướng tây nam - đông bắc, lưu lượng phụ thuộc vào các mùa trong năm. Các mương, ngòi nhỏ đổ vào sông Đà trong khu vực thường nhỏ, ít nước. Các hồ nhân tạo được đắp đập ngăn nước cùng hệ thống thuỷ lợi khá dày đặc đã giúp dân địa phương chủ động có nước tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp.
- Huyện Thanh Thủy có sông Đà chảy qua, là con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, bắt đầu từ xã Tu Vũ qua các xã Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Bảo Yến, thị trấn Thanh Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc và đổ vào sông Hồng tại xã Hồng Đà. Tổng chiều dài đoạn sông Đà chảy qua huyện Thanh Thủy khoảng 35km, chỗ sông rộng nhất tại xã Xuân Lộc, chỗ hẹp nhất tại xã Phương Mao. Sông Đà đảm nhận công tác tưới tiêu chủ yếu của 15 xã huyện Thanh Thủy, trong các tháng mùa mưa lưu lượng nước khoảng 2.004m
3/giây.
* Thủy văn:
Đặc điểm nước mặt
Phần lớn diện tích các thân cát ngập nước quanh năm, chỉ nhô khỏi mực nước vào mùa khô, nước cạn do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thuỷ văn của dòng sông (nước mặt) Các số liệu thuỷ văn sông Đà gồm: Tốc độ dòng chảy, lưu lượng nước.
Vào mùa khô lưu lượng nước sông giảm, thấp nhất thường vào các tháng 3, tháng 9 và tháng 11 hàng năm, thời điểm thấp nhất 21,1m
3/s, mùa mưa lưu lượng nước cao nhất thường vào các tháng các tháng 7, 8 và 10 hàng năm, thời điểm cao nhất 14.300m
3/s, cũng vào thời điểm này, mực nước sông cao nhất đạt 2.046cm, thấp nhất vào mùa khô 714cm. Mực nước trung bình năm 2017 là 1.256cm, lưu lượng trung bình năm 2017 là 1.690m
3/s. Mực nước trung bình năm 2018 là 1.252cm, lưu lượng trung bình năm 2018 là 1.660m
3/s.
Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án
- Tiến độ góp vốn và huy động vốn: Hoàn thành quý IV năm 2023.
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ quý II năm 2023 – quý IV năm 2023: Thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng, PCCC, môi trường…khởi công xây dựng và hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư: 11.286.974.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ hai trăm tám mươi sáu triệu chín trăm bảy mươi tư nghìn đồng). Trong đó:
+ Vốn góp của nhà đầu tư: 3.386.092.200 đồng, đạt 30% tổng vốn đầu tư;
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 7.900.881.800 đồng, đạt 70% tổng vốn đầu tư.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên của khu vực mỏ sau khi đóng cửa mỏ trở về trạng thái an toàn về mặt môi trường, đảm bảo không sạt lở, giải quyếtìnhững vấn đề có liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế - xã hội tại khu vực khai thác mỏ. Do đặc trưng địa điểm khai thác và công nghệ khai thác, quá trình hoàn thổ phục hồi môi trường được thực hiện một lần khi kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ.
Cơ sở lựa chọn
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nội dung của Báo cáo nghiên cứ khả thi, thiết kế cơ sở của Dự án;
- Bản đồ hiện trạng bố trí các công trình khu vực khai thác, bản đồ sau khi kết thúc khai thác mỏ;
- Hệ thống khai thác lựa chọn hệ thống khai thác gương tầng đối diện có vận tải, không có bãi thải;
- Phạm vi thực hiện phương án cải tạo phục hồi môi trường: Khu vực khai thác mỏ diện tích 13,51ha và khu vực bãi tập kết diện tích 2.000 m
2;
Trên cơ sở các căn cứ trên Phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai tại mỏ cát lòng sông Đà – Tân Phương tại xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ như sau:
Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Phương án I: Tháo dỡ, di chuyển các thiết bị máy móc ra khỏi khu vực dự án, đưa diện tích mặt bằng bãi tập kết về như ban đầu.
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Thực hiện di dời các thiết bị máy móc phục vụ cho việc khai thác ra khỏi phạm vi mỏ, trục vớt và thu dọn hệ thống phao đánh dấu ranh giới và biển báo hiệu, đo vẽ địa hình đáy sông trong phạm vi diện tích cấp phép 13,51ha.
- Di rời các thùng đựng rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trên các thiết bị khai thác mỏ.
- Khu vực mặt bằng bãi tập kết
- Tháo dỡ, di dời các công trình trên mặt.
- Di rời các thùng đựng rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại.
- San gạt, tạo phẳng toàn bộ diện tích 2000 m
2.
- Nạo vét bùn lắng tại hệ thống rãnh quanh mặt bằng và hố lắng.
- Trả lại mặt bằng cho Công ty CP Hoàn Hảo.
Khối lượng cải tạo
- Tháo dỡ mốc phao tiêu: 6 chiếc.
- Tháo dỡ phao tiêu: 6 chiếc
- Tháo dỡ cột, biển cảnh báo: 03 chiếc.
- Cắm biển báo giám sát: 02 chiếc.
- Đo vẽ địa hình đáy sông: 13,51ha
*
Khu vực mặt bằng bãi tập kết
- Tháo dỡ di rời nhà container: 01 nhà.
- Di rời các thùng nhựa chứa chất thải sinh hoạt: 04 chiếc 120l
- Di rời các thùng phi chứa chất thải nguy hại: 05 chiếc 120l
- Tháo dỡ cửa kính container.
- San gạt, tạo phẳng mặt bằng diện tích 2000 m
2.
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường
Nguồn gây tác động giai đoạn kết thúc dự án là do quá trình tháo dỡ, di chuyển công trình phụ trợ và san gạt trả lại mặt bằng. Các hoạt động này phát tán bụi, tiếng ồn và khí thải độc hại vào môi trường xung quanh khu vực dự án và sức khỏe người lao động.
- Tác động liên quan đến chất thải
Trong giai đoạn này, các hoạt động của dự án đều mang tính chất dọn dẹp,
cải tạo phục hồi môi trường nên các phát thải hầu như rất thấp do số lượng máy móc sử dụng ít, thời gian thi công ngắn.
- Ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do quá trình tháo dỡ, di chuyển nhà container và san gạt tạo mặt bằng làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân và dân cư lân cận, mức độ không đáng kể.
- Ô nhiễm môi trường nước do NTSH, nước mưa chảy tràn trên diện tích bãi tập kết nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến nguồn nước canh tác của người dân, mức độ không đáng kể.
- Tác động không liên quan đến chất thải.
- Giảm nguồn cung cấp cát, sỏi làm vật liệu xây dựng.
Khi mỏ đóng cửa đồng nghĩa với thị trường cung cấp cát xây trát giảm đi 75.000 m
3/năm. Với tốc độ đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng của địa bàn huyện như hiện nay và sau 10 năm nữa, nhu cầu cát xây trát làm VLXD lại tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, sự thiếu hụt nguồn cung sẽ dẫn đến sự biến đổi về giá cả của cát làm vật liệu xây dựng trên thị trường.
- Công nhân không có việc làm.
Khi đóng cửa mỏ sẽ dẫn đến tình trạng mất việc làm công nhân mỏ. Tác động này nếu không được Công ty tính đến sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội như nghiện hút, bài bạc, mại dâm,... tâm lý chán chường khi thất nghiệp của công nhân mỏ.
- Thay đổi cảnh quan khu vực
Khu vực khai thác: Quá trình khai thác sẽ lấy đi một lượng lớn cát tại lòng sông. Quá trình này sẽ góp phần khơi thông dòng chảy của sông tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở, sụt lún bờ sông.
Khu vực mặt bằng bãi tập kết: Khi đóng cửa mỏ thì khu vực mặt bằng bãi tập kết sẽ được san gạt và hoàn trả lại mặt bằng để Công ty CP Hoàn Hảo tiếp tục sử dụng làm bến thủy nội địa vì vậy không làm thay đổi mục đích sử dụng của diện tích đất mặt bằng.
- Tác động do tiếng ồn và độ rung:
Nguồn gây tác động là do các thiết bị máy móc làm việc phục vụ công tác
táo dỡ, di chuyển và san gạt trả lại mặt bằng. Do khối lượng thực hiện, số lượng máy móc trong giai đoạn này ít, do đó các tác động về tiếng ồn và độ rung là không nhiều, đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân vận hành máy.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Thực thi công tác bảo vệ môi trường của mỏ dưới sự giám sát của hệ thống quản lý môi trường nhà nước. Công ty sẽ thiết lập hệ thống quản lý môi trường của đơn vị mình. Nghiên cứu đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mỏ, và mô hình tổ chức sản xuất của nhiều đơn vị trong ngành khai thác đá thì mô hình sau đây là mô hình áp dụng rất hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp, triển khai công tác bảo vệ môi trường. Mô hình quản lý môi trường cho Công ty trong việc khai thác cát lòng sông Đà – Tân Phương như hình 5.1.
Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường của mỏ
Chức năng của các bộ phận như sau:
- Giám đốc mỏ: Đại diện của Công ty để chỉ đạo công tác quản lý, triển khai các kế hoạch môi trường.
- Phòng KH – Môi trường: Là phòng đầu mối triển khai có một cán bộ chuyên trách chịu mọi tráchìnhiệm trước Công ty về các hoạt động cụ thể của Công ty về môi trường.
Kế hoạch quản lý môi trường
Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường Dự án khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ như sau:
- Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường;
- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM;
- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu quá trình thực hiện dự án;
- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xảy ra;
- Thực hiện quản lý môi trường được thực hiện theo các quy định của Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàngsẽ có mối liên hệ với các cơ quan có liên quan và một số cơ quan khác ở cấp tỉnh, huyện. Công ty sẽ thực hiện kế hoạch quản lý môi trường dưới sự giám sát, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ. Các chương trình môi trường sẽ được thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cơ bản và hoạt động;
Do quá trình xây dưng cơ bản và tiến hành khai thác gần giống nhau, nên kế hoạch quản lý môi trường được tổng hợp và thể hiện ở bảng sau:
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện lắp đặt đồng bộ các thiết bị xử lý môi trường để xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty cam kết chịu tráchìnhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Chương trình giám sát môi trườngcủa chủ dự án
Trong suốt quá trình hoạt động của mỏ, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các quy định tại Chương XII, Luật Bảo vệ môi trường về
“Quan trắc và thông tin về môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 8, khóa XIII (Luật số 55/2014/QH13). Chủ đầu tư lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT theo quy định của pháp luật.
Công việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường do Bộ phận hành chính văn phòng của công ty chịu trách nhiệm. Kết quả sẽ được cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện giám sát và quan trắc môi trường, kịp thời đề ra giải pháp khi có sự cố về môi trường.
Các thông tin thu thập được trong quá trình quan trắc chất lượng môi trường phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Độ chính xác của số liệu.
- Tính đặc trưng của số liệu.
- Tính đồng nhất của số liệu.
- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian.
- Tính đồng bộ của số liệu.
Để đảm bảo các hoạt động của công ty không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án, cụ thể:
Chương trình giám sát chất lượng môi trường
Do giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ diễn ra trong thời gian ngắn nên công ty không thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu tác động môi trường của Dự án “Đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà – Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng làm chủ đầu tư có thể đưa ra một số kết luận sau:
Về địa điểm khai thác: Dự án khai thác cát lòng sông Đàthuận lợi về vị trí, địa điểm khai thác.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội: Khi dự án đi vào hoạt đồng hàng năm sẽ đóng góp vào ngân sáchìnhà nước và thuế tài nguyên của địa phương, góp phầnphát triển kinh tế của xã Tân Phương nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Dự án được triển khai tạo việc làm cho lao động địa phương. Cơ sở hạ tầng khu vực khai thác cát được đầu tư, nâng cấp làm thay đổi bộ mặt xã hội khu vực.
Về tác động môi trường: Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng mỏ và đi vào hoạt động khai thác cát lòng sông Đà thuộc địa bàn xã Tân Phương sẽ gây ra một số tác động tới môi trường không khí, ồn và môi trường nước như: Ô nhiễm bụi, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Đà, và một số nguy cơ rủi ro về an toàn lao động, giao thông. Tuy nhiên, do số lao động tham gia dự án ít, bờ sông qua khu vực khai thác đã được kè đá kiên cố, vị trí khai thác xa đê, kè nằm ngoài hang lang bảo vệ đê kè, khu khai trường nằm cách xa khu dân cư, khi áp dụng các biện pháp xử lý môi trường về ô nhiễm bụi, nước thải và chất thải rắn và phòng ngừa rủi ro sự cố môi trường, có thể nói các tác động tiêu cực của dự án đã được giảm đáng kể. Cùng với việc phòng ngừa, bảo hộ lao động cho các bộ công nhân viên thì các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người sẽ bị loại bỏ.
Về nguy cơ sạt lở bờ vở: Công ty cam kết thực hiện theo đúng thiết kế được duyệt, với đặc điểm địa hình mỏ, đặc điểm chế độ thủy văn của sông Đà, khoảng cách từ mỏ đến khu vực xung quanh cho thấy dự án không có.
Kiến nghị
Dự án khai thác cát lòng sông Đà- Tân Phương xã Tân Phương, huyện
Thanh Thủy là một dự án mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho chủ đầu tư nói riêng và địa phương nói chung. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ cho công ty trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong khai thác mỏ.
Cam kết
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng mỏ, khai thác cũng như đóng cửa mỏ để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tới môi trường, như sau:
Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và các máy móc/thiết bị xây dựng gây ra.
Thu gom và xử lý các loại chất thải thải rắn, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng và vận hành khai thác.
Quản lý, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương.
Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường của dự án.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về cháy nổ cho khu vực không
để xảy ra sự cố cháy nổ,
Tổ chức quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên: Không khí xung quanh, độ ồn, nước mặt, môi trường làm việc và định kỳ báo cáo Sở TNMT tỉnh Phú Thọ về kết quả quan trắc.
Cam kết ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường đúng theo phương án đã nêu trong dự án hoàn thổ sau khi đóng của mỏ kèm theo.
Chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý môi trường của Trung ương và địa phương, đồng thời cộng tác tốt với các cơ quan này trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường và an toàn.
Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức, các biện pháp và giải pháp này sẽ được thực hiện cho điến khi kết thúc dự án.
Cam kết đến bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi do môi trường xảy ra do triển khai dự án.
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “ Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Tại đây
- Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “ Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “ Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Đà - Tân Phương thuộc xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, để Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả - Huy Hoàng, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.