THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Thông tin chung về Dự án
Tên dự án: Đường dây và trạm biến áp 110kV Tân Sơn
Địa điểm thực hiện dự án:
- Trạm biến áp 110kV Tân Sơn: Xây dựng trên địa bàn xã Tân Phú huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Đường dây 110kV: Xây dựng trên địa bàn thị trấn Thanh Sơn, các xã Thục Luyện, Võ Miếu, Địch Quả huyện Thanh Sơn; các xã Văn Luông, Minh Đài, Mỹ Thuận và Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Đường dây 22kV và 35kV xuất tuyến: Xây dựng trên địa bàn các xã Mỹ Thuận và Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chủ dự án: Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Phạm vi, quy mô của Dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình: “Đường dây và trạm biến áp 110 kV Tân Sơn” gồm các phần sau:
- Phần đường dây 110kV: Xây dựng mới 23,360km đường dây mạch kép sử dụng dây AC-300 đấu chuyển tiếp trên đường dây 110 kV Việt Trì - Phố Vàng.
- Trạm 110kV: Xây dựng mới 01 TBA 110kV quy mô 2x25MVA[1]115/38,5/23kV. Giai đoạn 1 lắp 01 máy 25MVA, trong đó đó gồm:
+ Ngăn lộ 35kV: Gồm 01 ngăn tủ tổng, 01 ngăn tủ đo lường, 01 ngăn tủ dao cắm, 03 ngăn tủ xuất tuyến đường dây 35kV.
+ Ngăn lộ 22kV: Gồm 01 ngăn tủ tổng, 01 ngăn tủ đo lường, 01 ngăn tủ tự dùng 22/0,4kV, 02 ngăn tủ xuất tuyến đường dây 22kV và 01 ngăn dao cắm.
- Phần xuất tuyến trung áp: Xây dựng mới 05 xuất tuyến trung áp với tổng chiều dài 6.980 m cụ thể như sau:
+ Xuất tuyến lộ 371, 373: Chiều dài 780m;
+ Xuất tuyến lộ 375: Chiều dài 4.800m;
+ Lộ 471, 472: Chiều dài 1.400m.
Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án
Các hạng mục công trình chính của TBA 110kV Tân Sơn
Trạm biến áp 110kV Tân Sơn được thiết kế với quy mô 02 MBA (2x25) MVA, trước mắt lắp đặt 01 máy biến áp lực 115/38,5/23kV-25MVA và được bảo vệ bằng các thiết bị đóng cắt như máy cắt, dao cách ly. Trạm vận hành với 3 cấp điện áp 110kV, 35kV và 22kV.
* Máy biến áp 110/35/22kV-25MVA:
- Cấp điện áp: 115 ± 9 x 1,78%/38,5 ± 2x2,5/23kV.
- Công suất: 25/25/25MVA.
- Tổ đấu dây: Yn/D/Yn-11-12.
* Phía cao áp 110kV được thiết kế theo sơ đồ cầu đủ với 05 ngăn lộ với 02 ngăn đường dây 110kV, 01 ngăn phân đoạn, 02 ngăn máy biến áp. Giai đoạn này lắp đặt hoàn thiện 02 ngăn đường dây, 01 ngăn máy biến áp T1, ngăn phân đoạn lắp 02 dao cách ly và dự phòng vị trí cho ngăn MBA T2 trong tương lai.
Dự kiến các lộ đường dây 110kV đến và đi phục vụ đấu nối giai đoạn này:
- 01 lộ đường dây 110kV từ TBA 110kV Phố Vàng (E4.8) đến;
- 01 lộ đường dây 110kV từ TBA 110kV Tam Nông (E8.16) đến;
* Phía 35kV: được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế và nhu cầu dùng điện trong tương lai, phía trung áp 35kV giai đoạn 1 được thiết kế với quy mô như sau:
- 01 ngăn lộ tổng 38,5kV-1250A-25kA/1s;
- 01 ngăn dao cắm 38,5kV-1250A-25kA/1s;
- 03 ngăn xuất tuyến 38,5kV-630A-25kA/1s;
+ Xuất tuyến 1 (Lộ 371): Cấp điện cho các xã Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Lai Đồng, Thu Cúc, Đồng Sơn, liên lạc với 374 E4.8.
+ Xuất tuyến 2 (Lộ 373): Cấp điện cho các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Minh Đài, Văn Luông.
+ Xuất tuyến 3 (Lộ 375): Cấp điện cho các xã Mỹ Thuận, Thu Ngạc.
- 01 ngăn đo lường 38,5kV;
- Tự dùng phía 35kV của trạm được sử dụng từ nguồn 35kV lấy từ lưới ngoài của trạm 110kV Tân Sơn được đấu nối trên mạch liên lạc với lộ 374 E4.8.
* Phía trung áp 22kV: Được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế và nhu cầu dùng điện trong tương lai, phía trung áp 22kV giai đoạn 1 được thiết kế với quy mô như sau:
- 01 ngăn lộ tổng 24kV-2500A-25kA/1s;
- 02 ngăn xuất tuyến 24kV-630A-25kA/1s;
+ Xuất tuyến 1-2 (Lộ 471, 473): Cấp điện cho Cụm CN Tân Phú.
- 01 ngăn dao cắm 24kV-2500A-25kA/1s;
- 01 ngăn đo lường 24kV;
- 01 ngăn tự dùng 24kV cầu dao - cầu chì.
Toàn bộ thiết bị phân phối 35kV, 22kV là các tủ trọn bộ đặt trong nhà. Điều khiển đóng cắt các lộ đi và lộ tổng bằng các máy cắt đặt trong các tủ trọn bộ 35kV và 22kV.
Các hạng mục chính của tuyến đường dây đầu nối 110kV
- Điểm đầu: Cột VT 04 hiện trạng của đường dây 110kV Phố Vàng - Tam Nông;
- Điểm cuối: Poticer TBA 110kV Tân Sơn;
- Chiều dài tuyến: 23,36km;
- Điện áp định mức: 110kV;
- Số mạch: 02 mạch 02 dây chống sét;
- Dây dẫn điện: ACSR-300/39;
- Dây chống sét: OPGW-70/24; Phlox75.
- Cách điện: Lắp mới cách điện loại U70BS và U120B;
- Cột: Toàn bộ tuyến sử dụng cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng 2 mạch 2 dây chống sét lắp ghép bằng bu lông;
- Móng cột: Móng trụ bê tông cốt thép đúc tại chỗ;
- Tiếp địa: Sử dụng tiếp địa cọc tia hỗn hợp.
Các hạng mục công trình phụ trợ
Hệ thống điều khiển
Trang bị hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính có cấu hình và đặc tính kĩ thuật phù hợp với quy định được ban hành theo Quyết định số 1603/QĐ-EVN ngày 18/11/2021 của EVN và được nghiệm thu tuân thủ theo Quyết định số 513/QĐ-EVN ngày 26/03/3008 của EVN. Hệ thống điều khiển tích hợp đảm bảo kết nối với Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1) và Trung tâm điều khiển xa khu vực Phú Thọ (TTĐKX Phú Thọ) và cho phép thực hiện các nhiệm vụ điều khiển, giám sát hoạt động của các thiết bị, lưu trữ, truy xuất thông số vận hành theo thời gian.
Hệ thống rơ lê bảo vệ
Trang bị hệ thống bảo vệ rơle đáp ứng theo đúng quy định cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ của EVN tại quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ ngày 10/10/2003. Rơ lê bảo vệ dùng rơ le kỹ thuật số, có khả năng giao tiếp với máy tính, hệ thống SCADA/EMS theo giao thức IEC – 61850 được tích hợp các chức năng bảo vệ theo quy định.
Hệ thống đo lường
Trang thiết bị hệ thống đo lường, đo đếm theo quy định hiện hành. Các công tơ đo đếm phía 110kV, 35kV, 22kV được EVNNPC cấp, lắp trong tủ công tơ, đặt tại phòng điều khiển phân phối. Các công tơ đo đếm được kết nối qua hệ thống thu thập đo đếm điện năng tại trạm và truyền tín hiệu về kho dữ liệu đo đếm của EVNNPC và TTĐKX được NPCIT thực hiện.
Hệ thống chống sét, nối đất của trạm
- Bảo bệ chống sét đánh thẳng bằng hệ thống kim thu sét lắp trên cột pooctich, đỉnh cột chiếu sáng độc lập. Tại vị trí cột có kim thu sét, mỗi một vị trí cột bố trí bổ sung các cọc thép L63x63x6 dài 4m nối trực tiếp vào dây tiếp địa từ đế kim thu sét xuống.
- Bảo vệ chống sét cho máy biến áp bằng chống sét van ZnO không khe hở lắp tại 3 phía đầu cực MBA.
- Toàn bộ thép sử dụng làm hệ thống tiếp địa đều được mạ kẽm nhúng nóng theo quy định.
- Tất cả các thiết bị ngoài trời, trong nhà và các kết cấu xây dựng đều phải được nối với hệ thống nối đất chung theo đúng quy định. Giá trị điện trở của hệ thống nối đất đảm bảo theo quy định hiện hành.
Hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió
- Hệ thống chiếu sáng ngoài trời: Chiếu sáng ngoài trời được thiết kế gồm hệ thống chiếu sáng cho các thiết bị ngoài trời sử dụng đèn pha LED gắn trên giá của cột chiếu sáng độc lập và các đèn chiếu sáng quanh hàng rào trạm. Chiếu sáng ngoài trời được cấp nguồn từ nguồn tự dùng xoay chiều.
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà: Phóng làm việc sử dụng đèn LED, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng phòng ắc quy sử dụng đền có phòng nổ.
- Hệ thống điều hòa, thông gió: Sử dụng điều hòa treo tường 2 cục 1 chiều. Số lượng điều hòa được tính toán đảm bảo làm mát cho các phòng phân phối, điều khiển, phòng chức năng theo quy định. Lắp đặt điều khiển, phòng chức năng theo quy định. Lắp đặt điều hòa cho phòng ắc quy.
- Bố trí quạt thông gió để đảm bảo lưu thông không khí tại phòng kho và các phòng chức năng.
Hệ thống camera
Hệ thống camera theo tiêu chuẩn Onvif, CGI có khả năng hiện thị hình ảnh, video, đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu tại chỗ, từ xa, có chế độ bảo mật và phân quyền điều khiển, phần mềm quản lý và điều khiển hệ thống camera có tính mở, đảm bảo khả năng kết nối được với các thiết bị của nhiều hãng sản xuất và có khả năng tích hợp quản lý chung hệ thống cảnh báo cháy và cảnh báo an ninh. Tín hiệu hình ảnh của hệ thống camera được truyền về trung tâm điều khiển xa của EVNNPC.
Hệ thống thông tin, SCADA
Giải pháp tổ chức truyền dẫn quang để phục vụ các kênh thông tin bảo vệ và kênh thông tin kết nối tín hiệu SCADA từ TBA 110kV Tân Sơn về TTĐK PC Phú Thọ, A1 theo 2 hướng độc lập về mặt vật lý nhằm đảm bảo khả năng dự phòng cho toàn bộ hệ thống định hướng vận hành xa trạm không người trực.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống báo cháy cho TBA 110kV Tân Sơn được thiết kế hệ thống báo cháy tự động. Trung tâm báo cháy tự động được đặt tại phòng ĐKPP, đầu báo cháy (nhiệt, khói) được lắp đặt tại các phòng chức năng và khu vực MBA 11okV, hệ thống thiết bị cảnh báo âm thanh và ánh sáng, nút ấn báo cháy được thiết kế lắp đặt ở nơi dễ nhận biết. Tủ trung tâm báo cháy được kết nối tín hiệu báo cháy về Trung tâm điều khiển xa Phú Thọ.
Hệ thống cấp nước
Khu vực xây dựng trạm không có hệ thống nước thủy cục. Vì vậy nước cấp cho công trình lấy từ hệ giếng khoan đến độ sâu đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Các hoạt động của dự án
Trạm biến áp là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, không có hoạt động sản xuất và hầu như làm phát sinh các chất thải với quy mô lớn.
Sau khi hoàn thành việc xây lắp, trạm biến áp và đường dây đấu nối được đưa vào sử dụng với mục đích truyền tải điện. Quá trình vận hành trạm và đường dây đấu nối chủ yếu là hoạt động quản lý, bảo trì và bảo dưỡng.
Việc quản lý, vận hành trạm biến áp và đường dây đấu nối phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện và nghị định 51/2020/NĐCP sửa đổi Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về an toàn điện.
Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Dự án được xây dựng gồm các hạng mục như: trạm biến áp 110kV và các đường dây đấu nối 110kV.
Tác động chính trong giai đoạn thi công của dự án, bao gồm:
− Phát sinh tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh;
− Bụi và khí thải phát sinh từ đào đắp đất và các phương tiện giao thông cơ giới gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường không khí;
− Phát sinh rác thải xây dựng như đất đá, sắt thép, bao xi măng và xà bần nếu không được tập kết đúng nơi quy định gây ảnh hưởng đến mỹ quan tự nhiên của khu vực;
− Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt của công nhân thi công.
Sau khi hoàn thành việc xây lắp, trạm biến áp được đưa vào vận hành với mục đích truyền tải điện. Tất cả những điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho khu vực. Quá trình vận hành chủ yếu là hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa khi có sự cố. Tác động chính trong giai đoạn vận hành, bao gồm:
− Phát sinh nước thải sinh hoạt của nhân viên vận hành trạm;
− Phát sinh chất thải rắn từ các thiết bị của trạm do hư hỏng;
− Phát sinh thực bì từ phát trình kiểm tra chặt tỉa chiều cao thảm thực vật dưới hành lang tuyến đảm bảo khoảng cách an toàn.
3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án được trình bày như sau:
Bảng Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công
Stt |
Nguồn |
Chất thải/tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô bị tác động |
Vị trí tác động |
A |
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải |
1 |
Bụi, khí thải |
|
|
|
|
1.1 |
Đào đắp đất |
Phát sinh bụi |
-Công nhân
- Người dân địa phương |
Thấp |
Tại các khu vực thi công |
1.2 |
Bốc dỡ vật liệu xây dựng |
Phát sinh bụi |
-Công nhân
-Người dân địa phương |
Tối đa 2,76 mg/m3 |
Khu vực bốc dỡ vật liệu |
2 |
Nước thải |
|
|
|
|
2.1 |
Sinh hoạt của công nhân thi công |
Nước thải sinh hoạt |
- Nước mặt
-Nước ngầm |
3,1 m3/ngày |
Công trường thi công |
2.2 |
Bơm nước từ hố móng |
Nước đục |
- Nước mặt |
- |
Vị trí thi công các móng trụ |
3 |
Chất thải rắn |
|
|
|
|
3.1 |
Thi công các hạng mục |
Đất hữu cơ từ quá trình đào lớp đất thực vật bề mặt |
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Cảnh quan thiên nhiên |
- |
Công trường thi công |
3.2 |
Sinh hoạt của công nhân thi công |
Chất thải rắn sinh hoạt |
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Cảnh quan thiên nhiên |
Trung bình 28 kg/ngày |
Công trường thi công |
3.3 |
Xây dựng các hạng mục |
Chất thải rắn xây dựng: bao xi măng, sắt, thép, ... |
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Cảnh quan thiên nhiên |
Trung bình 100-150 kg/ngày |
Vị trí thi công |
B |
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải |
1 |
Vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị |
- Tăng áp lực lên hệ thống giao thông
- Tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông
- Nguy cơ gây ra hỏng, lún sụt mặt đường,... |
Các tuyến đường xung quanh khu vực dự án |
Nhỏ |
Các tuyến đường xung quanh khu vực dự án |
2 |
Thi công các hạng mục |
- Tiếng ồn <70dBA |
- Công nhân - Người dân địa phương |
Trung bình |
Khu vực thi công |
- Xói mòn đất |
- Thay đổi mục đích sử dụng đất
-Nguồn nước mặt |
Nhỏ |
Khu vực thi công |
3 |
Tập trung công nhân |
- Nhập cư - Lây lan bệnh dịch - Mâu thuẫn |
- Môi trường nước - Văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương - Y tế cộng đồng |
Trung bình |
Chủ yếu tại khu vực xây dựng |
4 |
Các rủi ro, sự cố |
- Tai nạn lao động;
- Cháy nổ |
- Công nhân |
Nhỏ |
Khu vực thi công |
|
|
|
|
|
|
Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh trong quá trình vận hành
Stt |
Nguồn |
Chất thải/tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô bị tác động |
Vị trí tác động |
A |
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải |
1 |
Nước thải |
|
|
|
|
1.1 |
Sinh hoạt của công nhân vận hành |
Nước thải sinh hoạt |
- Nước mặt - Nước ngầm |
0,4 m3 /ngày |
Khu vực trạm |
2 |
Chất thải rắn |
|
|
|
|
2.1 |
Sinh hoạt của công nhân vận hành |
Chất thải rắn sinh hoạt |
- Môi trường đất - Môi trường không khí - Cảnh quan thiên nhiên |
3,6 kg/ngày |
Khu vực trạm |
2.2 |
Chất thải sản xuất |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ hư: không thường xuyên và phụ thuộc hoạt động của máy móc |
- Môi trường đất - Môi trường không khí |
30-50 kg/năm |
Khu vực trạm |
3 |
Chất thải nguy hại |
|
|
|
|
3.1 |
Hoạt động của sân phân phối và máy biến áp |
Hộp mực in, bóng đèn thải, giẻ lau dính dầu, ắc quy, … |
- Môi trường đất |
15-25 kg/năm |
Khu vực trạm |
3.2 |
Hoạt động của máy biến áp |
Dầu cách điện |
- Môi trường đất |
- |
Khu vực máy biến áp |
B |
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải |
1 |
Hoạt động của trạm |
- Ảnh hưởng của cường độ điện trường; - Tiếng ồn. |
Công nhân viên |
Lớn |
Khu vực trạm |
2 |
Hoạt động của đường dây đấu nối |
- Ảnh hưởng của cường độ điện trường |
Người dân sống xung quanh đường dây |
Nhỏ |
Dọc hành lang đấu nối |
3 |
Bảo dưỡng, duy trì hành lang an toàn |
- Chặt cây; - Tai nạn điện giật khi có sự cố về thời tiết và công nhân chưa được huấn luyện tốt |
Tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học |
Nhỏ |
Tại những vị trí tiến hành bảo dưỡng |
4 |
Rủi ro, sự cố |
- Cháy nổ. - Đứt dây đấu nối. - Rò rỉ, tràn dầu máy biến thế. |
- Công nhân bảo dưỡng.
- Người dân địa phương. |
Nhỏ, chủ yếu xảy ra khi thời tiết xấu và gặp sự cố khi vận hành |
Khu vực trạm và dọc tuyến đấu nối |
Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng
Giảm thiểu tác động do phát sinh thực bì
- Sắp xếp thời gian thi công sau mùa thu hoạch để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoa màu, cây trồng của người dân.
- Hạn chế tối đa việc chặt bỏ cây trồng không cần thiết (nằm ngoài phạm vi xây dựng và những cây không vi phạm độ cao an toàn lưới điện).
- Thu gom và tập trung chất thải tại khu vực tập kết.
- Phần thực bì từ thân, cành cây tràm: có giá trị kinh tế, dự kiến bán cho đơn vị có nhu cầu để sử dụng hoặc sản xuất giấy, ....
- Phần thực bì hoa màu, lá, ... : cho người dân để tận dụng làm phân bón.
- Các phần không tận dụng được sẽ quét dọn, dồn đống và thuê đội thu gom rác của địa phương vận chuyển đi xử lý.
Giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất và bồi thường giải phóng mặt bằng
- Công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện việc bồi thường công khai minh bạch, tham vấn đầy đủ ý kiến của chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng.
- Chủ dự án đảm bảo nguồn kinh phí và giao cho Hội đồng bồi thường thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ.
Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải
- Tất cả các phương tiện vận chuyển nguyên liệu (cát, xi măng, đá,…) được phủ kín thùng xe để ngăn ngừa phát tán bụi vào môi trường.
- Lắp đặt rào chắn xung quanh công trường thi công để hạn chế bụi.
- Lựa chọn nguồn đất san lấp có độ ẩm cao để hạn chế tối đa phán tán bụi trong quá trình san nền.
- Tưới nước công trường trong những ngày thời tiết nóng, khô, gió để hạn chế ô nhiễm bụi.
- Lập tổ giám sát để kiểm soát sự tuân thủ của nhà thầu xây dựng nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục các rủi ro, rơi vãi bùn đất, vật liệu xây dựng,… trên đường vận chuyển.
- Các phương tiện vận tải, các máy móc, thiết bị sử dụng cần phải có giấy phép hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Việc vận chuyển nguyên vật liệu hay thiết bị nặng phải dùng các xe vận tải chuyên dùng. Phương tiện vận chuyển được kiểm tra tải trước khi dùng. Dây chằng, buộc phải đảm bảo chắc chắn và tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác vận chuyển.
Giảm thiểu tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn xây dựng:
- Không xả chất thải rắn xây dựng phát sinh ra khu vực xung quanh, hàng ngày tiến hành thu gom và tập trung tại vị trí quy định.
- Gạch, đá, xà bần, … thu gom, tập kết tại từng bãi đúc móng cột để tận dụng đắp bờ ta luy cho móng cột tiếp theo hoặc sử dụng để san lấp mặt bằng cho những nơi có nhu cầu.
- Sắt, thép vụn, … thu gom, tập kết tại từng bãi đúc móng cột và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hàng tuần và sau khi thi công xong móng.
Chất thải rắn sinh hoạt:
- Tại công trường bố trí các thùng đựng rác;
- Hàng ngày, đơn vị thi công tập trung rác vào thùng chứa và tập kết tại khu vực lưu giữ chất thải;
- Hợp đồng đội thu gom rác tại địa phương đến và vận chuyển chất thải sinh hoạt đến nơi xử lý hợp vệ sinh.
Giảm thiểu tiếng ồn và rung
- Tất cả các hoạt động xây dựng được tiến hành vào ban ngày.
- Xe vận chuyển vật liệu phải đảm bảo mật độ thích hợp để giảm độ ồn, chỉ nhấn còi khi cần thiết.
- Hạn chế tối đa việc vận chuyển vật liệu và thiết bị vào ban đêm.
Giảm thiểu tác động đến giao thông địa phương
- Điều tiết, bố trí công việc hợp lý tránh gây cản trở giao thông, ...
- Xe chở vật liệu xây dựng và thiết bị chở đúng tải theo quy định.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển nguyên liệu (cát, xi măng, đá,…) được phủ kín thùng xe để ngăn ngừa nguy cơ rơi vãi trên mặt đường gây ra mất an toàn giao thông.
- Dự án sử dụng xe chuyên chở (được phép lưu hành) để chở thiết bị với trọng lượng lớn đến khu vực tập kết và tuân thủ quy định hiện hành để tránh gây ra hư hỏng, sụt lún nền đường
- Bắc giàn giáo khi kéo, căng rải dây ngang qua đường giao thông có mật độ giao thông trung bình và cao.
Giảm thiểu tác động do tập trung công nhân thi công
- Huy động các nguồn lao động tại địa phương cho các công việc xây dựng cơ bản như đào đắp, bê tông móng để giảm số người tuyển từ các địa phương khác.
- Đăng ký tạm trú cho công nhân với công an địa phương, thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý hành chánh những người vào làm trong dự án.
- Xây dựng nội quy và quản lý kỷ luật đối với tất cả các công nhân làm việc trên công trường.
- Thực hiện quan hệ đoàn kết tốt giữa công nhân và người dân địa phương.
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Nước thải từ quá trình thi công, xây dựng, dự án có lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước thi công và được kiểm soát bằng các vòi, van khoá, nước đổ bê tông cần phải đựng trong các thùng chứa chắc chắn để giảm lượng nước vương vãi ra các thảm thực vật xung quanh. ô nhiễm chính trong nước thải thi công chủ yếu là các chất đơn giản có khả năng tự phân huỷ như đất, cát xây dựng, lượng nước này cùng với nước mưa trong giai đoạn này được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác lắng cặn chảy qua hệ thống thoát ra môi trường tiếp nhận nước thải chung của dự án.
- Với nước thải sinh hoạt: Nước thải từ bếp ăn, khu vệ sinh được thu gom lại, sau khi qua các song chắn rác cùng với nước thải từ nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên được xử lý bằng hệ thống hầm tự hoại. Nước thải sinh hoạt của CBCNV đường dây được thải theo hệ thống nước thải sinh hoạt của địa phương ở những nơi thuê nhà ở.
- Với nước mưa: Toàn bộ lượng nước mưa được thu gom qua hệ thống cống rãnh của dự án sau khi qua các song chắn rác, nước thải được xử lý sơ bộ tại các hố ga rồi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Định kỳ tổ chức cho cán bộ công nhân viên nạo vét hệ thống đường thoát nước và các giếng thu, giếng thăm. Phần bùn, đất lắng đọng được xử lý cùng với chất thải rắn
Đối với các sự cố giai đoạn xây dựng
- Thực hiện rà phá bom mìn trước khi bắt đầu các hoạt động xây dựng.
- Quy hoạch khu vực chứa nguyên vật liệu, có bảo vệ, che chắn.
- Có phương án, chuẩn bị sẵn các phương tiện, vật liệu PCCC và ứng cứu sự cố khi cháy nổ xảy ra.
- Tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn khi vận chuyển và lắp đặt thiết bị.
- Lắp đặt các biển báo nguy hiểm tại những khu vực cần thiết.
- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công.
Giai đoạn vận hành
Giảm thiểu tác động của chất thải rắn
Để xử lý toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công cũng như trong khi hoạt động dự án, ngoài việc xây dựng nội quy, quy định làm việc cho cán bộ công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường nơi cơ sở, dự án phải trang bị các thùng đựng rác chuyên dụng, bố trí xung quanh dự án, đặc biệt ở những nơi xuất hiện nhiều chất thải rắn.
Chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đều phải được thu gom phân loại ngay tại nguồn phát sinh. Các chất có thể tái sử dụng được dự án sẽ thu gom phân loại và nhượng lại cho các đơn vị có nhu cầu. Chất thải rắn không thể tái sử dụng sẽ được thu gom tập trung lại và hàng ngày có người quét và thu gom rác đến nơi quy định và đưa về nơi xử lý chất thải của khu vực dân cư gần đó.
Khi đổ bê tông nếu còn thừa thì chôn ngay tại chân móng cột và lấp đất đầm kỹ. Các cây sau khi chặt xuống, được xếp gọn khẩn trương yêu cầu chủ sở hữu các cây bị chặt đã giải toả thu hồi về chỗ để của họ, chánh để tập trung gây hoả hoạn.
Đất đào hố móng được che chắn cẩn thận tránh rơi vãi xung quanh, đất đào hố móng sẽ được sử dụng để lấp và đắp hố móng, nếu còn thừa phải chở ra nơi quy định cho phép đổ vật liệu xây dựng.
Sau khi thi công xong, phải thu gom dọn dẹp hoàn trả mặt bằng xung quanh các vị trí đó, các chất thải rắn như mẩu kim loại vụn, dây dẫn thừa được thu gom tái chế, nếu có rác phải thu gom và đổ vào nơi đổ rác thải của địa phương quy định.
Đảm bảo chất thải rắn sinh ra từ sản xuất của dự án được xử lý ngay từ đầu và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
Phòng tránh ảnh hưởng điện trường
- Công tác thiết kế, xây dựng đường dây tuân theo các quy chuẩn và quy phạm hiện hành, đặc biệt là Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chỉnh phủ.
- Lắp đặt các biển báo an toàn tại các khu vực cần thiết dọc theo đường dây đấu nối.
Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án
Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng
Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng.
Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nội dung giám sát: giám sát khối lượng phát sinh hàng tháng, biện pháp và tần suất thu gom, công tác lưu trữ và bàn giao xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại;
- Vị trí giám sát: công trường xây dựng;
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;
- Quy định tuân theo: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Giám sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
- Nội dung giám sát: Các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động;
- Vị trí giám sát: công trường xây dựng.
Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành
Công ty Điện lực Phú Thọ là đơn vị trực tiếp quản lý trạm và đường dây đấu nối khi đưa vào vận hành. Do đó, Công ty Điện lực Phú Thọ chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và giám sát môi trường trong suốt giai đoạn vận hành.
Giám sát chất thải
Công ty Điện lực Phú Thọ sẽ hợp đồng với đơn vị chuyên môn thực hiện giám sát môi trường như sau:
- Giám sát việc thu gom, quản lý và bàn giao chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Nội dung giám sát: giám sát khối lượng phát sinh, biện pháp và tần suất thu gom, công tác lưu trữ và bàn giao xử lý;
- Vị trí giám sát: tại trạm biến áp;
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần;
- Quy định tuân theo: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Giám sát điện trường
- Số lượng: 03;
- Vị trí giám sát:
+ Cổng sân phân phối;
+ Nhà điểu khiển;
+ Khu vực đặt máy biến áp;
- Tần suất: 6 tháng/lần;
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 25:2016/BYT
- Quy định tuân theo: Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014
Cam kết của chủ đầu tư
Trong quá trình hoạt động dự án, Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo quy định của nhà nước.
Cam kết chủ động thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện các nguy cơ sự cố để kịp thời khắc phục, báo cáo cơ quan chức năng, đặc biệt là hoạt động thi công của các nhà thầu. Đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình xây dựng, hoạt động của dự án, xây dựng và chủ động tổ chức thực hiện phương án phòng chống, ứng phó sự cố rủi ro. Yêu cầu của các nhà thầu cần phải tuân thủ các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định, dừng thi công khi không đảm bảo các yêu cầu về môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Cam kết áp dụng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các phương tiện, thiết bị thi công phù hợp để giảm thiểu tối đa những tác động ảnh hưởng đến môi trường và đời sống, sinh hoạt của khu dân cư xung quanh; có phương án thi công, vận tải đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực; hạn chế sử dụng các loại máy móc, thiết bị gây tiếng ồn lớn trong giờ cao điểm.
Cam kết sử dụng vật liệu san lấp mặt bằng phải có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định của pháp luật.
Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố và rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đường dây và trạm biến áp 110kV, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Tại đây.
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đường dây và trạm biến áp 110kV, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đường dây và trạm biến áp 110kV, để Ban quản lý dự án Lưới điện, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.