image banner
Dự án: : Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”

Xuất xứ Dự án

Thông tin chung về Dự án

Mỏ cát lòng sông Hồng đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Quyết định số số 2546/QĐ-UBND ngày 28/09/2020 về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH TMT Phú Thọ. Mỏ cát có diện tích 7,0ha, với tổng trữ lượng của mỏ (cấp 122) là 356.168 m3 cát làm vật liệu xây dựng (cát xây trát – trữ lượng tính đến cốt +2,0).
Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài (sau đây gọi tắt là Chủ dự án) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 3306/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chủ dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án 5221552371, chứng nhận lần đầu ngày 23/8/2023.
Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới.
Theo quy định tại Điểm d) Khoản 4 Điều 28, Điểm b) Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường và mục số 9, Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, Dự án Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” (sau đây gọi tắt là Dự án) thuộc đối tượng phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt.
Tuân thủ các quy định pháp luật trên, Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài đã phối hợp với Công ty Cổ phần Suka Việt Nam (đơn vị tư vấn) lập Báo cáo ĐTM của Dự án Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
Báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá, dự báo những tác động tiêu cực, xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Báo cáo ĐTM làm cơ sở khoa học trong công tác quản lý và giám sát môi trường của Dự án.

Tóm tắt về dự án

Thông tin chung về dự án

Tên dự án

“KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ CÁT LÒNG SÔNG HỒNG – MINH NÔNG 5 THUỘC PHƯỜNG MINH NÔNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ”

Tên chủ dự án

- Tên Chủ dự án:         Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài
- Người đại diện: Nguyễn Ngọc Văn           Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.
- Địa chỉ: tầng 1, 2, 3 tòa 101 Usilk City, KĐTM Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
- Điện thoại: 024.66599708                   Fax: 024.63251706
- Giấy đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp: 0500574789 đăng ký lần đầu ngày 11/11/2009, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 20/04/2022 của phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý, ranh giới Dự án

Khu vực thăm dò nằm trên bãi nổi lòng sông Hồng, thuộc địa phận xã Khu vực thăm dò nằm phía bờ trái sông Hồng theo hướng dòng chảy, thuộc địa phận phường Minh Nông, thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ cách Trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 2 km về Tây Bắc. Từ ngã tư Thọ Sơn thành phố Việt Trì đi theo hướng cầu mới ra đến ngã tư cầu mới giao với đường đê sông Hồng rẽ phải đi theo đường đê khoảng 3km là đến khu vực thăm dò. Khu vực thăm dò cách cầu mới Văn Lang khoảng 2,5 km; cách địa giới hành chính Hà Nội khoảng 0,33 km; cách luồng giao thông đường thủy khoảng 0,06 km; cách bờ kè Minh Nông khoảng 0,36 km. Khu vực thăm dò có diện tích là 7,0 ha được xác định bởi các điểm khép góc 1C, 2C, 3C, 4C, 5C, 1C. Toạ độ các điểm khép góc khu vực nêu trong bảng 1.1.
Bảng tọa độ ranh giới khu vực khai thác
Điểm khép góc Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104045', múi chiếu 30 Diện tích
(ha)
X (m) Y (m)
1C 2.356.792,50 565.541,88 7,00
2C 2.356.794,21 565.836,25
3C 2.356.531,55 565.836,25
4C 2.356.531,57 565.716,76
5C 2.356.615,32 565.539,90
1C 2.356.792,50 565.541,88
 
anh tin bai
Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi


Vị trí khu vực khai thác mỏ cát lòng sông Hồng

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của Dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước
Khu vực mỏ thuộc lòng sông Hồng, mỏ chưa khai thác nên hiện trạng khu mỏ có một bãi bồi cát ngập nước vào mùa mưa chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bãi cát có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi từ +14,3m đến +15,8m tùy từng vị trí. Phía Đông Nam khu mỏ khoảng 340m là bãi nổi cao, độ cao thay đổi +19,1m đến +19,6m.
Khu vực bãi tập kết sản phẩm khai thác có diện tích là 0,25ha thuộc một phần của dự án “Bến, bãi bốc xếp hàng hóa, kinh doanh than và vật liệu xây dựng” thuê lại của Công ty TNHH tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh và Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài. Hiện trạng là bãi trống, có 01 nhà bảo vệ sẽ được giữ nguyên sử dụng trong giai đoạn khai thác để làm lán trông coi sản phẩm sau nạo vét trên bãi.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Mặt bằng khai trường mỏ m2 70.000 Hiện trạng đất: Bãi bồi cát
2 Khu mặt bằng bãi tập kết cát m2 2.500 Thuê mặt bằng
 
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi
(2) Hiện trạng các công trình đê điều, thủy lợi khu vực Dự án
Qua quá trình khảo sát hiện trường, chúng tôi nhận thấy vị trí khu mỏ tại khúc sông cong, bùn cát bồi tích nhiều và không thấy hiện tượng sạt lở hai bờ sông. Bờ sông phía Tây của khu mỏ là bãi sông dài, thoải từ bờ ra phía lòng sông. Bãi sông có chiều rộng từ 70-600m, giảm dần từ thượng lưu đến hạ lưu. Phía Đông và Nam của khu mỏ tiếp giáp với bãi bồi lớn giữa sông cách bờ sông khoảng 720m.
Cách ranh giới dự án về phía Tây Bắc khoảng 1,1km là tuyến đê tả sông Thao.
Cách ranh giới dự án về phía Đông khoảng 800m là tuyến đê hữu sông Hồng. Chạy dọc phía ngoài đê là bãi cát bồi, cây dại mọc, không có người dân sinh sống và không có hoạt động gieo trồng.
Hiện nay hai tuyến đê này trên mặt được trải thảm bê tông nhựa, mặt đê rộng trung bình 8-10m, ngoài chức năng ngăn lũ còn được sử dụng là 02 tuyến giao thông chính của huyện Thanh Ba và Tam Nông.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư
 
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh. Đời sống kinh tế và văn hoá tương đối cao. Các hệ thống điện đường, trường trạm đã được Đảng và các cấp chính quyền trong tỉnh đã có những quan tâm thích đáng, bởi vậy đời sống tinh thần và văn hoá của mỗi người dân địa phương được cải thiện đáng kể. Nghề nghiệp chính của người dân địa phương là buôn bán, kinh doanh trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi. Hệ thống thuỷ lợi rất phát triển đa giúp người dân tăng năng suất cây trồng góp phần cải thiện kinh tế tại chỗ. Tuy vậy các ngành nghề thủ công quanh vùng ít phát triển, người dân còn thiếu việc làm trong thời nông nhàn. Bộ phận nhỏ sống bằng nghề buôn bán nhỏ ở dọc tỉnh lộ, quốc lộ.
Tóm lại: khu vực thăm dò có điều kiện địa lý kinh tế nhân văn rất thuận lợi cho công tác thăm dò, tiến tới khai thác cát sau khi được cấp phép khai thác mỏ.
Khoảng cách đến các dự án xung quanh
Cách ranh giới Dự án về phía Đông Nam khoảng 20m là ranh giới mỏ cát của công ty TNHH gạch Minh Sơn đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát lòng Hồng - Bắc Sơn 2 thuộc phường Minh Nông, huyện Tam Nông, với diện tích mỏ 15,0ha và trữ 172.793 m3 cát làm VLXD thông thường (cát xây, trát); 169.687 m3 vật liệu san lấp.
Cách ranh giới Dự án về phía Nam khoảng 50m là ranh giới mỏ cát của Công ty cổ phần Quảng Tây đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, với diện tích mỏ 9,0h và trữ lượng 405.040 m3 cát làm vật liệu xây dựng thông thường (cát xây, trát).
Cách ranh giới mỏ về phía Nam khoảng 650m là ranh giới mỏ cát của công ty TNHH tư vấn và xây dựng HĐ đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, với diện tích 7,8ha và  trữ lượng 196.234 m3 cát làm VLXD thông thường (cát xây, trát); 45.566 m3 vật liệu san lấp.
Hệ thống giao thông
Đường bộ: Hệ thống giao thông trong khu vực nghiên cứu rất thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Phía Đông khu vực vực thăm dò khoảng 3km có cấu mới nối liền thành phố Việt Trì sang Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp đê Tả Thao, nối liền đê Tả Thao là đường vành đai và Đường mới.Nhìn chung giao thông đường bộ trong vùng khá phát triển, mặt đường rộng, đường hầu như được thảm nhựa, rải cấp phối, đoạn qua sông, suối có cầu cống kiên cố, do vậy có thể dùng xe tải trọng 5 đến 10 tấn để vận chuyển nguồn vật liệu khai thác tới nơi tiêu thụ là thành phố Việt Trì và các vùng miền lân cận. Hệ thống giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa nên có thể đi lại được quanh năm.
Đường thủy: Mạng lưới giao thông đường thuỷ rất thuận tiện cho vận chuyển bằng tàu, sà lan có trọng tải vài chục tấn và dựa vào chủ yếu các sông lớn như sông Hồng và  các phụ lưu sông nhỏ toả đi các vùng miền dễ dàng.
Mối liên hệ của khu vực Dự án với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
Xung quanh dự án là đất bãi sông rộng và mặt nước, cách xa khu dân cư và các công trình công cộng. Trong khu vực Dự án không có đền chùa, khu di tích lịch sử, khu du lịch và không có diện tích dành cho Quốc phòng, An ninh.

Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Mục tiêu của Dự án
- Khai thác nguồn cát trong quá trình thực hiện dự án phục vụ cho các công trình xây dựng tại địa phương và vùng phụ cận;
- Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng trên địa bàn;
- Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
- Tiết kiệm tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với địa phương.
- Phát triển hài hòa, phù hợp với quy hoạch và chủ trương thăm dò, khai thác của Chính phủ và của tỉnh Phú Thọ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực, phát triển lâu dài và bền vững.
- Khai thác có kế hoạch, tận thu tối đa khoáng sản, không tái tạo được, đồng thời có các giải pháp công nghệ, bảo vệ tốt môi trường khu vực và các vùng lân cận.
Loại hình dự án
Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới.
Nhóm dự án: Nhóm C.
Loại công trình: Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Cấp công trình: Cấp III.
Quy mô sử dụng đất, mặt nước
Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước của Dự án là 7,0 ha, ngoài ra dự án thuê 01 bãi tập kết sản phẩm: diện tích 0,25 ha (bố trí trong diện tích Bến thủy nội địa Vĩnh Thịnh).
Trữ lượng mỏ
Trữ lượng địa chất
Mỏ cát lòng sông Hồng được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 28/09/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về viêc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát lòng sông Hồng thuộc địa bàn phường Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
Theo đó trữ lượng địa chất được phê duyệt được tổng hợp như sau:
- Tổng trữ lượng khoáng sản cát cấp 122 là: 356.168 m3 (cát).

Trữ lượng khai thác trong biên giới khai trường

Trữ lượng địa chất được phép vào thiết kế khai thác
Trữ lượng địa chất được phép đưa vào thiết kế được tính theo phương pháp khối trữ lượng địa chất và được tính trên cơ sở báo cáo kết quả thăm dò đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Không gian tính toán được tính theo từng khối trữ lượng trong ranh giới xin cấp phép và đến cốt +2m theo đáy mỏ ứng với từng khối trữ lượng.
Theo đó trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác:
- Trữ lượng khoáng sản cát cấp 122 là: 356.168 m3 (cát).
Trữ lượng khai thác
Trữ lượng khai thác là phần trữ lượng địa chất huy động vào thiết kế khai thác còn lại sau khi đã trừ đi trữ lượng do tổn thất theo công nghệ khai thác (lựa chọn là 3%) và tổn thất do để lại bờ mỏ theo góc ổn định bờ mỏ (được tính là 5%). Với đặc điểm địa chất khoáng sản của điểm mỏ cát và hệ thống khai thác áp dụng tại mỏ thì các thông số được tính toán và tổng hợp như sau:
Bảng tính trữ lượng khai thác
TT Số hiệu khối trữ lượng Diện tích khối, (m2) Chiều dày TB khối TL, (m) Tỷ lệ cát đạt chỉ tiêu (Kc%) Trữ lượng địa chất (được phép đưa vào TK), (m3) Tổn thất để lại bờ mỏ Tổn thất theo CNKT Trữ lượng khai thác cát làm VLXDTT, (m3)
(1) (2) (3) (4)=1*2*3 (5) (6) (7)=4*(1-6)
1 1-122 38.780 5,15 99,12% 197.959 5% 3% 182.123
2 2-122 31.420 5,08 99,12% 158.209 145.552
Tổng cộng 70.200 10,23 356.168 327.675
 
Bảng một số thông số cơ bản của khai trường
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ghi chú
1 Kích thước khai trường ha 7
- Chiều dài TB m 295
- Chiều rộng TB m 260
2 Cao độ đáy mỏ m +2
3 Trữ lượng địa chất phê duyệt m3 356.168
4 Trữ lượng được phép đưa vào thiết kế m3 356.168
5 Trữ lượng khai thác m3 327.675
7 Tỷ lệ tổn thất
- Theo công nghệ khai thác % 3
- Do để lại bờ mỏ % 5
 
Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Công suất khai thác
Nhu cầu cát làm VLXDTT được xác định theo các căn cứ:
- Yếu tố tự nhiên: Mỏ nằm trên lưu vực lòng sông.
- Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm phương án mở vỉa, lựa chọn các thông số của hệ thống khai thác, trình tự thi công các công trình và thiết bị sử dụng.
- Khả năng đầu tư và huy động thiết bị của mỏ.
- Theo nhu cầu thị trường của khu vực.
- Theo quy định cấp phép đối với mỏ có trữ lượng, tiện tích trung bình.
Căn cứ theo các yếu tố trên, Báo cáo phân tích và lựa chọn công suất thiết kế là:
+ Cát làm vật liệu xây dựng thông thường: Avlxdtt = 35.000 m3 nguyên khối tương đương 39.375 m3 nguyên khai.
Tuổi thọ và chế độ làm việc của dự án
Tuổi thọ của mỏ
Thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ) đư­ợc xác định trên cơ sở cấp trữ lượng tin cậy trong toàn biên giới mỏ, công suất khai thác thiết kế hàng năm, thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất.
Thời gian tồn tại của mỏ đ­ược tính theo công thức:
Tm =  T1+ T2  (năm)
Trong đó:
T1: Thời gian XDCB: 3 tháng (0,25 năm), (kết hợp với thời gian khai thác năm đầu).
T2- Thời gian khai thác mỏ với công suất thiết kế, năm.
 = 9,4 năm
Trong đó :
Qc: Trữ lượng khai thác nguyên khối; m3.
Ac: Công suất thiết kế mỏ cát nguyên khối; m3/năm
Vậy tuổi thọ của mỏ: Tm =  9,4 năm.
Chế độ làm việc của mỏ
Chế độ làm việc của mỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Luật lao động của nhà nước;
- Phù hợp với chế độ làm việc của công ty;
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khu vực và các đặc thù của mỏ lộ thiên là làm việc ngoài trời.
Căn cứ vào các điều kiện trên, chế độ làm việc của mỏ được xác định theo chế độ làm việc không liên tục, nghỉ chủ nhật và ngày lễ lớn của đất nước, cụ thể như sau:
+ Bộ phận khai thác:
- Số ngày làm việc trong năm:                    200 ngày;
- Số tháng làm việc trong năm:                  8 tháng (tháng 9 đến tháng 4);
- Số ca, kíp làm việc trong ngày:               1 ca;
- Số giờ làm việc trong ca:                          8 giờ (7h-17h).
+ Bộ phận hành chính: thực hiện chế độ theo quy định của Công ty.

anh tin bai


PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Căn cứ lựa chọn

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ vào điều kiện sau khi kết thúc khai thác, cụ thể:
+ Căn cứ điều kiện, đặc điểm tự nhiên của khu vực mỏ: diện tích 7,0 ha, cao độ kết thúc khai thác tại cốt +10 m; góc nghiêng sườn tầng kết thúc 20÷250.
+ Sau khi kết thúc khai thác, Chủ dự án trả lại mặt bằng bãi tập kết cho Công ty TNHH tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh và thanh toán tiền thuê mặt bằng theo Hợp đồng thỏa thuận.
+ Loại hình khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường, không có nguy cơ tạo dòng thải acid mỏ.
Chủ dự án đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên nguyên tắc chung như sau:
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển của địa phương (kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và tâm lý cộng đồng,…).
- Quá trình phục hồi môi trường được thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước,…);
- Hạn chế tới mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường đến các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa mạo, sinh thái,…
- Ít gây xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh Dự án; mọi xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực sẽ được kiểm soát chặt chẽ. - Tính hiệu quả kinh tế - môi trường và tính khả thi của phương án phục hồi môi trường lựa chọn.

Đề xuất phương án

- Tiến hành di dời máy, thiết bị ra khỏi ranh giới các khu vực khai thác;
- Tháo dỡ, di chuyển hệ thống phao neo định vị ranh giới các khu vực khai thác;
- Đo vẽ địa hình đáy sông trong phạm vi diện tích khu vực khai thác;
- Cải tạo, phục hồi đáy moong khi kết thúc khai thác. Theo thiết kế, cao độ kết thúc khai tại cốt +10 m; góc nghiêng sườn tầng kết thúc 20÷250. Khu vực khai thác có địa hình trũng thấp hơn các khu vực xung quanh.
- Tiến hành gia cố bờ sông tại vị trí có nguy cơ xói lở.
Đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi đáy moong sau khai thác như sau:

Phương án 1

Khu vực khai trường
- Tiến hành di dời các thiết bị máy móc phục vụ cho việc khai thác ra khỏi phạm vi mỏ, trục vớt và thu dọn hệ thống phao đánh dấu ranh giới và biển báo hiệu, đo vẽ địa hình đáy sông tăng hơn diện tích khai thác 1,2 lần là 33,6 ha.
 
- Thu gom, vận chuyển bùn thải, dò tìm, thu dọn các chướng ngại vật ra khỏi khai trường, vớt phao tiêu biển báo, vật liệu nổi trên luồng khai thác.
- San gạt khu vực mỏ tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên.
- Gia cố các đoạn bờ sông có nguy cơ sạt lở: Chiều dài đoạn sông nguy cơ sạt lở 500m. Làm và thả rọ đá, kích thước rọ đá 2x1x1m. Số lượng rọ đá cần thả 250 rọ.
Bãi tập kết sản phẩm nạo vét
- Trả lại mặt bằng bãi tập kết cho Công ty TNHH tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh và thanh toán tiền thuê mặt bằng theo Hợp đồng thỏa thuận.

Phương án 2

Khu vực khai trường
- Tiến hành di dời các thiết bị máy móc phục vụ cho việc khai thác ra khỏi phạm vi mỏ, trục vớt và thu dọn hệ thống phao đánh dấu ranh giới và biển báo hiệu, đo vẽ địa hình đáy sông tăng hơn diện tích khai thác 1,2 lần là 33,6 ha.
- Thu gom, vận chuyển bùn thải, dò tìm, thu dọn các chướng ngại vật ra khỏi khai trường, vớt phao tiêu biển báo, vật liệu nổi trên luồng khai thác.
- San gạt khu vực mỏ tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên.
- Gia cố các đoạn bờ sông có nguy cơ sạt lở: Chiều dài đoạn sông nguy cơ sạt lở 500m. Sử dụng kè cọc tre, đóng 02 hàng cọc tre so le, cách nhau 0,5m; các cọc cách nhau 0,2m, cọc dài 2,5m, đóng sâu vào đất khoảng 1,5m, đổ đất sét 0,5m để gia cố hai hàng cọc. Chiều dài hàng cọc tre cần đóng là 1.250 m.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Chương trình quản lý môi trường được xây dựng nhằm quản lý, đánh giá, điều chỉnh các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện Dự án. Căn cứ vào Chương 1 và Chương 3 của báo cáo này, Chủ đầu tư sẽ xây dựng chương trình quản lý môi trường phù hợp với Dự án. Dưới đây là chương trình quản lý môi trường của Chủ Dự án.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu tác động môi trường của Dự án “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” do Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài làm chủ đầu tư có thể rút ra một số kết luận sau:
Về địa điểm khai thác: Dự án thuận lợi về vị trí, địa điểm khai thác. Dự án phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015), phù hợp với Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019).
Về hiệu quả kinh tế - xã hội: Quá trình thực hiện Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cát làm VLXDTT trong khu vực; đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần tạo đà cho sự phát triển kinh tế của huyện Tam Nông, huyện Thanh Ba nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Dự án được triển khai tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhân dân địa phương.
Về tác động môi trường: Trong giai đoạn vận hành có thể gây ra một số tác động tới môi trường không khí, tiếng ồn và môi trường nước như: bụi và khí thải từ các máy thi công, phương tiện vận tải, chất thải sinh hoạt và CTNH, tai nạn lao động và tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ sông, hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông ảnh hưởng tới chất lượng và dòng chảy trên sông Hồng. Chủ dự án cam kết khai thác theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp phép nên nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông được đánh giá ở mức thấp. Ngoài ra, các biện pháp khống chế ô nhiễm và phòng ngừa rủi ro sẽ được chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc nên tác động của Dự án đến môi trường được giảm thiểu đáng kể.
Kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, UBND thành phố Việt Trì, UBND phường Minh Nông, hỗ trợ Công ty trong quá trình triển khai dự án.
Cam kết của chủ dự án đầu tư
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường, Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình thực hiện Dự án như sau:
 
- Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và các máy móc/thiết bị xây dựng gây ra.
- Thu gom và xử lý các loại chất thải thải rắn, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng và vận hành khai thác.
- Lựa chọn, sử dụng các thiết bị mới, đảm bảo không rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ động cơ ra ngoài môi trường.
- Quản lý, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương.
- Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường của dự án.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về cháy nổ cho khu vực không để xảy ra sự cố cháy nổ.
- Tổ chức quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên: Không khí, độ ồn, nước mặt, môi trường làm việc và định kỳ báo cáo Sở TNMT tỉnh Phú Thọ về kết quả quan trắc.
- Cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thời gian khai thác (từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không khai thác ban đêm).
- Cam kết ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường đúng theo phương án đã được phê duyệt.
- Cam kết khắc phục nếu trong quá trình khai thác xảy ra hiện tượng sạt lở bờ bãi.
- Cam kết thỏa thuận với chính quyền địa phương về sử dụng đường giao thông trong quá trình vận chuyển cát.
- Chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý môi trường của Trung ương và địa phương, đồng thời cộng tác tốt với các cơ quan này trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường và an toàn.
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong các giai đoạn triển khai dự án.
- Cam kết đến bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi do môi trường xảy ra do triển khai dự án.
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
 
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
 
  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0500574789 do Phòng Đăng ký Kinh Doanh lần đầu ngày 11/11/2009, thay đổi lần thứ 5 ngày 20/4/2022.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 5221552371 ngày 23/8/2023.
  3. Giấy phép thăm dò số 64/GP-UBND ngày 26/09/2019 của UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép thăm dò mỏ cát lòng sông Hồng thuộc địa bàn phường Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Toàn Lập.
  4. Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 28/09/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về viêc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát lòng sông Hồng thuộc địa bàn phường Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Toàn Lập.
  5. Quyết định số 3306/QĐ-UBND ngày 13/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài.
  6. Hợp đồng thuê kho bãi năm 2023 số 02-2023/HĐTKB ngày 05/01/2023 của Công ty TNHH tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh và Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài.
7. Các văn bản pháp lý liên quan đến mặt bằng tập kết vật liệu xây dựng:

Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: "Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây.

Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: "Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”,  xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: "Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng – Minh Nông 5 thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, để Công ty cổ phần thương mại hàng không Nội Bài, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.

Tác giả bài viết: Văn Trần

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trưởng ban biên tập: ông Phạm Văn Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở: Đường Nguyễn Tất Thành , phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.847.911 - Fax: 02103.847.911 - Email: sotnmt@phutho.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Phú Thọ.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 01/GPTTĐT-STTTT ngày 06/01/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ
Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.